4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Diendandoanhnghiep.vn Các nước láng giềng của Triều Tiên có những mong muốn riêng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều đang được nhiều người mong đợi.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hồi tháng 3/2018 rằng ông sẽ gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, thì cả thế giới đều bày tỏ mong đợi sự kiện lịch sử này, đặc biệt là các nước láng giềng của Triều Tiên như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) sẽ gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: CNN

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) sẽ gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: CNN

Cả 4 nước đã nhanh chóng có những cuộc gặp ngoại giao với các quan chức cấp cao của Triều Tiên để nâng tầm ảnh hưởng cũng như thúc đẩy những mong muốn riêng của mình về những gì sẽ diễn ra ở Singapore sắp tới.

Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối tháng 4 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự nằm giữa hai nước.

Ông Moon Jae-in lâu nay vẫn nói rằng đối thoại là lựa chọn tốt nhất để giải quyết những bất đồng về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Trong cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều cuối tháng 4, Seoul và Bình Nhưỡng đã tuyên bố cam kết hướng tới một “kỷ nguyên mới về hòa giải, hòa bình và thịnh vượng” cũng như “mục tiêu chung hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên”.

Với việc Mỹ là nước bảo trợ cho an ninh Hàn Quốc và cũng là nước đi đầu trong việc trừng phạt Triều Tiên, kết quả cuộc gặp Thượng đỉnh Trump-Kim sẽ là yếu tố quan trọng để những mục tiêu của Hàn Quốc trở thành hiện thực.

Trung Quốc

Trung Quốc, đồng minh gần gũi nhất và là đối tác thương mại chính của Triều Tiên từ lâu luôn tuyên bố ủng hộ cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc “rất mừng” về triển vọng tích cực của cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều, điều mà nước này xem là “thiết yếu để phi hạt nhân hóa và đem lại hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”.

An ninh của Trung Quốc liên quan trực tiếp tới Triều Tiên, bởi hai nước có chung đường biên giới. Bắc Kinh muốn tránh sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên, bởi điều này có thể khiến hàng nghìn người tị nạn Triều Tiên chạy sang Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã “nhanh chân” tìm kiếm vai trò chính trong các cuộc đối thoại hòa bình bằng cách tổ chức 2 cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong 3 tháng qua. Lần thứ nhất, ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh vào cuối tháng 3 và cuộc gặp thứ 2 diễn ra hồi tháng 5 ở Đại Liên.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đó đã đánh giá cao ông Kim Jong-un vì đã xây dựng được bối cảnh tích cực cho các cuộc đối thoại hòa bình trong khu vực. Ông nói rằng Trung Quốc ủng hộ chiến lược tập trung vào phát triển kinh tế của Triều Tiên.

Giới quan sát cho rằng, nếu các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên được dỡ bỏ, Trung Quốc sẽ là một trong những nước giúp xây dựng kinh tế Triều Tiên.

Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - vốn hứng nhiều chỉ trích của các đảng đối lập vì các vụ bê bối trong nước - lâu nay muốn giải quyết vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc cách đây vài thập kỷ. Tokyo nói rằng Bình Nhưỡng đã bắt cóc ít nhất 17 người Nhật Bản những năm 1970 và 1980.

5 trong số 17 người này đã được trả về Nhật Bản năm 2002. Triều Tiên nói rằng 8 người khác đã chết và bác bỏ việc 4 người còn lại đã tới nước này. Hiện vẫn chưa rõ liệu vấn đề này có nằm trong nội dung thảo luận tại cuộc gặp Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên hay không.

Trong một bài phát biểu hôm 2/6, Thủ tướng Abe nói rằng: “Nhật Bản quyết tâm sẽ nỗ lực hết sức để đó sẽ là một cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử và hướng tới vấn đề hạt nhân, tên lửa cũng như giải quyết vấn đề bắt cóc công dân Nhật”.

Bên cạnh đó, hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên không vũ khí hạt nhân sẽ mang lại sự “bình an” cho Nhật Bản: Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng 9 và phóng nhiều tên lửa trong năm ngoái, trong số đó có một số tên lửa bay qua đảo chính của Nhật Bản.

Nga

Nga đang theo đuổi việc tăng cường hợp tác kinh tế với Triều Tiên. Moscow cũng đã đề xuất sự hỗ trợ đối với Triều Tiên liên quan tới nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên để các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng được dỡ bỏ.

Nga có chung đường biên giới với Triều Tiên và cũng có mối quan hệ ngoại giao tương đối gần gũi với nước này. Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng và cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Triều cũng đang được lên kế hoạch.

Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Triều Tiên, ông Lavrov nói rằng, Nga khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ với Triều Tiên để giải quyết mọi vấn đề song phương cũng như quốc tế. Nga cũng thừa nhận Triều Tiên sẽ không chấm dứt chương trình hạt  nhân nếu không được dỡ bỏ hoàn toàn trừng phạt.

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, các cuộc tiếp xúc cường độ cao giữa Triều Tiên và Nga cho thấy các nhà lãnh đạo hai bên đang rất “háo hức” tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực./.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713542440 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713542440 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10