Bốn mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng

Diendandoanhnghiep.vn 3 năm gần đây năng lượng tái tạo Việt Nam phát triển rất mạnh. Nếu tính cả 20,6 GW thủy điện, công suất lắp đặt nguồn điện từ năng lượng tái tạo hiện nay chiếm đến 52,2% công suất lắp đặt toàn quốc.

>>> Phát triển năng lượng xanh: nguồn lực là vấn đề mấu chốt

Theo số liệu của Bộ Công Thương, 3 năm trở lại đây, điện mặt trời và điện gió với hơn 16,5 GW công suất điện mặt trời được kết nối vào lưới điện quốc gia (chiếm 24,3% công suất lắp đặt và 44% công suất tiêu thụ tối đa năm 2020); gần 4 GW điện gió trên bờ và gần bờ đã vào vận hành. Nếu tính cả 20,6 GW thủy điện, công suất lắp đặt nguồn điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay chiếm đến 52,2% công suất lắp đặt toàn quốc.

Theo Dự thảo Quy hoạch Điện lực Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, (Quy hoạch Điện 8), thời gian tới sẽ có thêm nhiều dự án năng lượng tái tạo khác được phát triển.

Liên quan về các nhiệm vụ, hành động để thực hiện thành công “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, song song với việc thực hiện cam kết mạnh mẽ về đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết: có 4 mục tiêu mới nhất mà Việt Nam đặt ra trong chuyển dịch năng lượng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết: có 4 mục tiêu mới nhất mà Việt Nam đặt ra trong chuyển dịch năng lượng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết: có 4 mục tiêu mới nhất mà Việt Nam đặt ra trong chuyển dịch năng lượng.

Thứ nhất, không phát triển thêm các nhà máy điện than mới sau năm 2030, phát triển các nguồn điện chạy khí ở mức độ hợp lý để tránh lệ thuộc vào thị trường thế giới và xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí hiện có. 

Thứ hai, tiếp tục tăng mạnh tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo để tận dụng thế mạnh của Việt Nam.

Thứ ba, tìm hiểu, tiếp cận sớm các công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp như Hydro xanh, amoniac xanh.

Thứ tư, cải thiện hạ tầng truyền tải và phân phối, nâng cấp khả năng kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia về vận hành an toàn, đủ khả năng hấp thụ tỷ trọng ngày càng lớn của năng lượng tái tạo.

>>> Việt Nam hành động mạnh mẽ để chuyển đổi năng lượng xanh

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy năng lượng phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống dân sinh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngành năng lượng, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo là định hướng nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, để phát triển nguồn năng lượng theo hướng bền vững, đảm bảo cung cấp nguồn cung ổn định với giá thành hợp lý luôn là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

nhu cầu điện và năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao

Nhu cầu điện và năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao

Từ những tính toán của Bộ Công thương thì nhu cầu điện và năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế những năm tới, việc xây dựng chiến lược phát triển và chuyển đổi năng lượng phù hợp, khả thi, bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam.

Mới đây, ở góc độ quản lý về phát thải khí metan từ hoạt động giao thông, Vụ trưởng vụ Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải) Vũ Hải Lưu cho biết, Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh giảm phát thải carbon và metan của Bộ này cũng đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của Bộ sẽ được chia làm 2 giai đoạn.

Từ nay đến năm 2030, ngành Giao thông Vận tải đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh để đạt mục tiêu giảm rác thải khí metan. Giai đoạn đến 2050, phát triển hợp lý các phương tiện vận tải; thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Từ nay đến năm 2030, ngành Giao thông Vận tải đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh để đạt mục tiêu giảm rác thải khí metan.

Từ nay đến năm 2030, ngành Giao thông Vận tải đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh để đạt mục tiêu giảm rác thải khí metan.

“Bộ đã có lộ trình cho từng ngành đường sắt, hàng hải, hàng không, giao thông đô thị. Để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì ngay lúc này chúng ta cần những bước khởi động chứ không thể chần chừ” - Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải) Vũ Hải Lưu khẳng định.

>>> Khi FDI “đổ bộ” vào năng lượng xanh

Các chuyên gia cho rằng, thói quen sử dụng năng lượng thiếu thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiên liệu phục vụ cho các phương tiện giao thông được xem là vấn đề cần sớm có giải pháp. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam vừa có cam kết quốc tế về phòng, chống biến đổi khí hậu.

Các nguyên nhân khác phát thải khí metan vào môi trường sống ở nước ta có thể kể đến các hoạt động bãi chôn lấp chất thải rắn, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, đốt chất thải, xử lý và xả thải nước thải, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, phát tán từ nhiên liệu, khí thải từ lượng phương tiện giao thông khổng lồ.

Chính vì những nguy cơ liên quan đến đời sống, sức khỏe của người dân, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng đến mục tiêu giảm 30% khí metan vào năm 2030.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bốn mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713625689 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713625689 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10