4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch COVID-19

ĐÌNH ĐẠI 17/08/2021 20:13

Bộ KHĐT đang dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Nghị quyết đặt mục tiêu đến cuối năm hỗ trợ tín dụng lũy kế cho khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp.

Nghị quyết đặt mục tiêu sớm kiểm soát được dịch COVID-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian sớm nhất. Nghị quyết cũng kỳ vọng hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể và phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Nghị quyết đặt mục tiêu đến cuối năm hỗ trợ tín dụng lũy kế cho khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Nghị quyết đặt mục tiêu đến cuối năm hỗ trợ tín dụng lũy kế cho khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng.

Đáng chú ý, dự thảo Nghị quyết đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm hỗ trợ tín dụng lũy kế cho khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng. Trong đó, 160.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế và phí, tiền thuê đất; 50.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Hàng trăm nghìn doanh nghiệp được tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động...Để thực hiện được những mục tiêu trên, dự thảo Nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính.

Thứ nhất, nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các biện pháp, phòng chống đại dịch COVID-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị được bổ sung vào Nghị quyết Số 21/2021 của Chính phủ về đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 là người lao động trong các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; người làm việc trong một số lĩnh vực có tiếp xúc cao nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiến độ thực hiện các đơn hàng, chống đứt gãy chuỗi cung ứng. Bộ KHĐT cho rằng, đây là những kiến nghị xác đáng, cần tiếp thu, điều chỉnh.

Vừa qua trong thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 có sự chưa thống nhất giữa các địa phương, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nên dự thảo Nghị quyết quy định các địa phương thực hiện thống nhất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, vừa phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ thiết thực cho người lao động tại các doanh nghiệp. Do đó, dự thảo Nghị quyết giao các bộ, ngành liên quan và địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên.

ưu tiên tiêm vaccine phòng CCOVID-19 là người lao động trong các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Ưu tiên tiêm vaccine phòng CCOVID-19 là người lao động trong các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Thứ hai, nhóm nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn.

Thời gian qua, do thiếu một số hướng dẫn cụ thể và việc thực hiện giữa các địa phương chưa thống nhất, gây ra tình trạng ùn ứ, ách tắc lưu thông hàng hóa tại một số cảng biển, đường bộ, đường thủy, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính phủ đã kịp thời có các chỉ đạo nhằm tháo gỡ vướng mắc nêu trên nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp thì tình trạng này đến nay chưa được giải quyết triệt để và cần tiếp tục được tháo gỡ.

Đặc biệt nhằm khắc phục chuỗi cung ứng, vấn đề được doanh nghiệp và địa phương quan tâm nhất hiện nay là việc xây dựng và áp dụng phương án, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn, phù hợp với diễn biến đại dịch COVID-19. Do đó, dự thảo Nghị quyết giao các địa phương và doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, thống nhất, quyết định và chịu trách nhiệm về phương án, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19 ở địa phương; điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bao gồm cả việc kiểm tra và cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện.

Thứ ba, nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, do đó cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp như miễn, giảm, giãn, hoãn những khoản thuế phải nộp, phí phải đóng. Trong số đó có thể kể đến như đoàn phí, kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội; giá điện; thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; phí cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển. Những chính sách vừa nêu là cần thiết nhằm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay và cũng được nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp đề xuất.

Thời gian vừa quan, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực ban hành và chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, Bộ KHĐT thấy rằng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.

Năm 2020, Chính phủ đã cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2020. Thực tế cho thấy các chính sách này đã phát huy tác dụng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vừa kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Một số địa phương (Quảng Nam, Ninh Bình) đề xuất cho phép tiếp tục gia hạn áp dụng các chính sách này đến hết năm 2021. Do đó, dự thảo Nghị quyết giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện chính sách này.

Thứ tư, nhóm nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia. Một số vướng mắc hiện nay được doanh nghiệp phản ánh nhiều  là vấn đề cấp, gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp; thời gian làm thêm giờ; quy trình về cách ly y tế để các địa phương tiếp nhận lao động đến và trở về.

Bộ KHĐT cho rằng, đó là những kiến nghị xác đáng và hợp lý, nên dự thảo Nghị quyết quy định giao các bộ, ngành liên quan và địa phương nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các quy định, theo hướng áp dụng linh hoạt các quy định, điều kiện phù hợp với bối cảnh mới.

Hiện việc đảm bảo nguồn cung vaccine, kịp thời tổ chức tiêm chủng cho người lao động và người dân là hết sức quan trọng nên dự thảo Nghị quyết giao Bộ Ngoại giao cần đẩy mạnh “ngoại giao vaccine”; vận động, thúc đẩy đối tác, cung cấp vaccine đúng cam kết; thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19; hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết còn nghiên cứu công nhận lẫn nhau “hộ chiếu vaccine” với các quốc gia, vùng lãnh thổ cũng cần được đẩy nhanh nhằm sớm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép.

Có thể bạn quan tâm

  • DUY TRÌ MẠCH SỐNG CHO TP HCM: 4 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19

    DUY TRÌ MẠCH SỐNG CHO TP HCM: 4 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19

    01:23, 17/08/2021

  • VCCI kiến nghị mở rộng phạm vi, quy mô hỗ trợ doanh nghiệp

    VCCI kiến nghị mở rộng phạm vi, quy mô hỗ trợ doanh nghiệp

    04:47, 14/08/2021

  • Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Cần chiến lược hỗ trợ riêng

    Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Cần chiến lược hỗ trợ riêng

    16:08, 13/08/2021

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 13/08: Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch

    ĐIỂM BÁO NGÀY 13/08: Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch

    05:00, 13/08/2021

  • Hỗ trợ doanh nghiệp: “Tốc độ thực hiện hơn là quy mô”

    Hỗ trợ doanh nghiệp: “Tốc độ thực hiện hơn là quy mô”

    04:30, 12/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO