Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời tự nâng tầm lên cao hơn để theo kịp sự phát triển và trào lưu chung của thời đại.
>>VCCI công bố Sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
Trao đổi về vấn đề đạo đức doanh nhân, doanh nghiệp của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ, đây là công việc mà bà tâm huyết từ khi còn làm việc ở VCCI cách đây 20 năm.
Trước khi về nghỉ hưu, việc cuối cùng bà Lan làm được là thúc đẩy việc đưa vào bộ chỉ số CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Thời điểm đó, khái niệm CSR còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên khi làm việc với nhiều doanh nghiệp của các nước thì khi đó họ đã áp dụng.
Bà Lan nhắc lại câu chuyện khi Hiệp hội Thời trang Mỹ (CFDA) yêu cầu Việt Nam muốn sản xuất giày, dép, may mặc xuất khẩu sang Mỹ thì phải đáp ứng được yêu cầu CSR.
Và khi bắt đầu triển khai CSR đã có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày hưởng ứng. Bởi đơn giản nếu không thực hiện thì không xuất khẩu được sang Mỹ.
Trong hàm lượng của CSR toát lên rất lớn về ý thức đạo đức của chính doanh nghiệp, doanh nhân trong việc thực hiện tất cả những cam kết với xã hội của mình.
Vẫn theo bà Lan, đối với doanh nhân Việt Nam sau một quá trình phát triển “ngoạn mục” thời gian qua, thì trong giai đoạn này cũng rất cần thúc đẩy thêm 3 lĩnh vực thiết yếu, kể cả ở tầm quốc gia.
Thứ nhất, vấn đề quản trị. Quốc gia có quản trị quốc gia, lĩnh vực ngành có quản trị ngành. Còn doanh nhân cũng có vấn đề quản trị doanh nghiệp của mình.
Thế giới đang thay đổi quá nhiều, từ các mối quan hệ đến cách thức kinh doanh, nếu không có được một hệ thống quản trị tiên tiến hơn thì sẽ không phát triển.
>>Chủ tịch VCCI: "Đạo đức doanh nhân là cốt lõi hình thành văn hoá của mỗi doanh nghiệp"
Thứ hai, yếu tố công nghệ. Chúng ta đều biết, công nghệ sáng và tạo gắn liền với nhau, việc này đòi hỏi phải có sự học hỏi liên tục nếu không sẽ bị tụt hậu rất nhanh, sẽ bị sự phát triển hiện nay “nhảy qua đầu” để làm cho doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau, chứ không phải vượt lên nắm bắt và cùng với công nghệ đi lên.
Thứ ba, về văn hoá, đạo đức. Từ thời điểm xảy ra xung đột Nga-Ukraine, người ta càng nói đến nhiều khía cạnh đạo đức của các quốc gia trong cách ứng xử.
Một quốc gia lớn và mạnh về các mặt nhưng phi đạo đức trong cách ứng xử với các quốc gia khác thì cũng không được công nhận, vi phạm quy định, tập quán chung của cộng đồng quốc tế thì sẽ không được ủng hộ.
Tất cả những vấn đề trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của văn hoá, đạo đức ngày nay. Và bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cũng tự nâng tầm của doanh nghiệp Việt Nam lên cao hơn để theo kịp sự phát triển và trào lưu chung của thời đại.
“Đây là lời kêu gọi của VCCI để tất cả các doanh nghiệp cùng tham gia, và coi đây như một cam kết chung để cùng nhau đồng hành, cùng nhau hành động. Tôi tin sự tự nguyện sẽ đạt được từ tất cả các doanh nghiệp, bởi không ai đi khước từ xây dựng đạo đức văn hoá cho mình. Nếu không làm thì doanh nghiệp sẽ tự làm mất đi hình ảnh của mình trong xã hội”, bà Lan bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
13:01, 19/05/2022
11:04, 19/05/2022
17:12, 09/05/2022
11:16, 07/05/2022
16:00, 06/05/2022
11:14, 06/05/2022
03:34, 04/05/2022