Cách đặt tên thương hiệu là vấn đề quan tâm trước tiên của các doanh nghiệp mới thành lập.
Một cái tên hay, hấp dẫn, dễ đọc và dễ truyền thông, lại tạo được cảm hứng sẽ là bước đi thuận lợi đầu tiên trên con đường tạo lập 1 doanh nghiệp lớn trong tương lai. Có nhiều cách để đặt tên thương hiệu nhưng có 9 cách đặt tên thương hiệu cơ bản dưới đây mà doanh nghiệp mới thành lập có thể tham khảo.
Đây là cách đặt tên thương hiệu truyền thống có từ xưa, cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vẫn gắn bó với tên tuổi của người sáng lập như Honda, Walt Disney, Adidas, Toyota…
Thường cách đặt tên thương hiệu này không tốn thời gian sáng tạo, lại dễ dàng bảo vệ thương hiệu trước pháp luật khi có tranh chấp nhưng do gắn bó chặt chẽ với người sáng lập nên nếu muốn chuyển quyền thương hiệu sẽ khó khăn.
Cách đặt tên thương hiệu bằng mô tả nghĩa là dùng từ mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp để làm tên gọi. Cách này sẽ truyền đạt được bản chất của công ty. Tuy nhiên nhược điểm là khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu sẽ khó khăn. Seven Eleven là một thương hiệu đặt tên theo cách này, tên thương hiệu là giờ mở cửa của công ty.
Nhiều doanh nghiệp nguyện vọng bao hàm được nhiều ý nghĩa trong cái tên của mình, vì thế nên tên công ty sẽ hơi dài dòng gây bất tiện trong giao dịch. Vì thế, viết tắt là cách tối ưu nhất. Thường tên thương hiệu sẽ viết tắt các chữ cái đầu của tên đầy đủ công ty hoặc là viết tắt chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách đặt tên này dễ gây ấn tượng nhưng trong thủ tục xin bản quyền tên thương hiệu sẽ khó hơn, dễ gây nhầm lẫn với tên thương hiệu khác nên dễ làm nhái, làm giả. Một ví dụ cho cách đặt tên này là tập đoàn oto BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Tập đoàn ô tô của vùng Bavaria).
Tên thương hiệu có thể được đặt theo trường từ vựng liên tưởng với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ thương hiệu Uber hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xe công cộng theo nghĩa từ vựng là “nổi bật” với tham vọng về sự lớn lao, táo bạo lớn hơn. Hay Sharp được lấy tên từ sáng chế đầu tiên của người sáng lập, bút chì cơ khí Eversharp.
Nếu bạn muốn lồng ghép hai ý tưởng vào trong một cái tên thì đơn giản nhất là hãy ghép chúng lại với nhau thôi! Ý nghĩa đằng sau cái tên của mạng xã hội Facebook, ban đầu lấy ý tưởng nghĩa là một thư mục (sinh viên) có ảnh (face) và thông tin cơ bản (book).
Hay Lego là viết tắt của Leg Godt có nghĩa là chơi tốt. Hay tên thương hiệu mắt kính nổi tiếng RayBan của Mỹ được đặt tên theo nghĩa chặn (ban) ánh sáng (ray) mặt trời. Cách đặt tên thương hiệu này gần như không có nhược điểm, dễ nhớ và dễ liên tưởng.
Nếu thấy bí ý tưởng đặt tên thương hiệu, bạn có thể tham khảo cách thêm bớt ký tự trong từ . Đây là một cách đặt tên sáng tạo, đôi khi sẽ tạo nên một cái tên độc đáo, ấn tượng và thú vị nhưng nếu không cẩn thận sẽ dễ biến thương hiệu của mình thành một cái tên ngớ ngẩn và vô nghĩa.
Một số cái tên thương hiệu nổi tiếng đã lựa chọn cách này như Kleenex và Pinterest. Hay tên của thương hiệu Skype, cái tên này lúc đầu dựa vào khái niệm Sky peer to peer (mạng ngang hàng), sau đó được chuyển thành Skyper và rút gọn thành Skype.
Một cách đặt tên khá phổ biến khác là đặt tên thương hiệu theo những danh từ riêng của địa danh hay con người, vị thần nổi tiếng. Tên thương hiệu theo cách này sẽ trở nên hấp dẫn, dễ nhớ và gây ấn tượng.
Thương hiệu giày Nike được đặt tên theo tên nữ thần chiến thắng Hy Lạp. Thương hiệu Samsung theo tiếng Hàn có nghĩa là ba ngôi sao. Tuy nhiên cách đặt tên này dễ trùng và ý tưởng ngày càng cạn vì tên riêng địa danh, nhân vật có hạn.
Nói là “vô nghĩa” nhưng thực chất là kiểu đặt tên chơi chữ. Đây là cách đặt tên khá hay mà bạn có thể thử cho doanh nghiệp của mình. Những từ vô nghĩa như Kodak, Xerox hay Rolex lại trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Một cách đặt tên cũng khá dễ đó là dùng chính lĩnh vực mình kinh doanh, sản xuất để làm cảm hứng đặt tên thương hiệu. Cách này thường được các doanh nghiệp trong những ngành nghề mới lấy dùng.
Thương hiệu bán giày Zappos xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha là zapppatos có nghĩa là giày. Hay thương hiệu Hulu hoạt động trong lĩnh vực giải trí, chuyên về các ứng dụng OTT, được lấy cảm hứng từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là sử dụng để lưu trữ những thứ quý giá.