Chính thức bế mạc tại Quảng Ninh ngày 29/7, thế nhưng, Kỳ họp thường niên lần thứ III, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) đã để lại nhiều dấu ấn và được đánh giá là cơ hội trong… biến động.
>> ABAC III: Tập trung thúc đẩy các nền kinh tế phục hồi và phát triển
Theo đó, với chủ đề “Nắm bắt - Tham gia - Kiến tạo” (Embrace, Engage, Enable), Kỳ họp thứ III, Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC III) năm 2022 đã diễn ra và kết thúc tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 26 – 29/7 vừa qua.
Với mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến; và tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững. Kỳ họp ABAC III đã đưa những chủ đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu.
Đặc biệt, kỳ họp này của ABAC là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các bộ trưởng phụ trách tài chính, các bộ trưởng phụ trách thương mại, các thống đốc ngân hàng và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo APEC với ABAC tại Tuần lễ cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan tới đây.
Kỳ họp ABAC III tổ chức tại Việt Nam, diễn ra ngay sau hơn 2 năm toàn cầu chịu tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, mà còn là lời khẳng định các chính sách chiến lược hiệu quả của Việt Nam trong kiểm soát và khống chế dịch bệnh, minh chứng cho sự ổn định và điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần thu hút hiệu quả hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để Việt Nam giới thiệu, quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh, tiềm năng du lịch hấp dẫn đến với các nhà đầu tư lớn trong khu vực APEC, tạo hiệu ứng truyền thông về môi trường đầu tư kinh doanh, du lịch của Việt Nam.
>> Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam là điểm đến an toàn và tràn đầy tiềm năng hợp tác
Tại phiên khai mạc Kỳ họp, dự và phát biểu, Chủ tịch nước - Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đánh giá đây, là điều kiện tốt để thúc đẩy, thu hút dòng vốn FDI từ các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC đầu tư vào Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung...
Thực tế, Kỳ họp ABAC III, đã thu hút khoảng 150 đại biểu quốc tế tham dự, bao gồm các thành viên ABAC chính thức, thành viên ABAC dự khuyết là chủ tịch, CEO của các tập đoàn lớn tầm cỡ toàn cầu, một số quan chức APEC... Việc tổ chức ABAC III trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phục hồi mạnh mẽ và tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt được cho sẽ tạo ra những cơ hội cho môi trường đầu tư, kinh doanh và nền kinh tế Việt Nam.
Bởi APEC là tổ chức quốc tế kết nối 21 nền kinh tế thành viên vành đai Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1989, với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APEC quy tụ 15/30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch.
APEC có tổng dân số 2,9 tỷ người (38% dân số thế giới), tổng GDP của các thành viên tương đương 62% GDP toàn cầu (52 nghìn tỷ USD), về thương mại chiếm tới 50% thương mại toàn cầu. Trong số 21 thành viên APEC, có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản); 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) (Australia, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Mỹ).
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc đăng cai kỳ họp III của ABAC sẽ tạo ra 3 cơ hội cho Việt Nam: Thứ nhất, thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu ứng phó bệnh dịch, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững; Thứ 2, là dịp để Việt Nam thể hiện là điểm sáng của đầu tư quốc tế trong thời kỳ “bình thường mới” với những chính sách đầu tư an toàn, cởi mở, hấp dẫn; chính phủ kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả; đồng thời thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Thứ 3, nâng cao vị thế Việt Nam trong ABAC nói riêng và APEC nói chung.
Phát biểu tại buổi họp báo bế mạc sự kiện, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đánh giá cao ý nghĩa Kỳ họp ABAC III trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy hợp tác đa phương để vượt qua dịch COVID-19 và phục hồi nhanh chóng, phát triển bền vững nền kinh tế, tiếp tục là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Theo bà Hương, sự kiện này, Việt Nam đã được đón tiếp đại diện lãnh đạo cấp cao nhất của các tổ chức xúc tiến thương mại như các Phòng Thương mại, Liên đoàn Thương mại Công nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề; các tập đoàn, Công ty uy tín hàng đầu khu vực: Liên đoàn Công nghiệp Singapore, Thái Lan; các Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan; Tập đoàn UPS của Hoa Kỳ, Tập đoàn Esquel của Hồng Kong; các tập đoàn khổng lồ về công nghiệp, điện tử, máy tính, hóa chất kinh doanh như Quanta, Acer, Nec, Marubeni, Sinochem....
“Cộng đồng doanh nghiệp nhận thấy, chưa bao giờ nền kinh tế thế giới và Việt Nam đứng trước thách thức như hiện nay. Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhưng cũng mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp, cũng như Việt Nam. Chúng ta có thể tận dụng sức mạnh tổng hợp từ hội nhập, phát huy tiềm năng của Việt Nam trong khu vực”, bà Hương bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
ABAC III tạo động lực mới để doanh nghiệp Việt vững vàng hội nhập
03:21, 30/07/2022
Dấu ấn ABAC III: “Tạo sóng” thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam
15:34, 29/07/2022
ABAC III: Tiếp tục hợp tác chặt chẽ để duy trì quỹ đạo tăng trưởng
12:58, 29/07/2022
ABAC III: Tập trung thúc đẩy các nền kinh tế phục hồi và phát triển
12:32, 29/07/2022
ABAC III: Hướng tới phát triển sáng tạo, bền vững và bao trùm trong khu vực
12:13, 29/07/2022