Tính đến hết ngày 30/09, báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm 2021 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận những chỉ số phát triển ổn định và bền vững.
Hoạt động kinh doanh của ABBANK trong quý 3 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định và an toàn trong bối cảnh giãn cách xã hội do ảnh hưởng từ đại dịch. Tổng huy động vốn đến cuối quý 3 đạt 101.500 tỷ đồng, trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng đạt 75.349 tỷ đồng và hoàn thành 99,97% chỉ tiêu năm. Trong vòng 9 tháng, cho vay khách hàng cá nhân của ABBANK đạt 33.872 tỷ đồng, tăng 15,9% so với đầu năm, và cho vay khách hàng SMEs đạt 15.516 tỷ đồng, tăng 2,9% so với đầu năm.
Hệ số an toàn vốn (CAR) của ABBANK đạt mức 11,87%, nằm trên mức khuyến nghị về vùng đệm bảo toàn vốn của Basel II thiết lập từ năm 2019. Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được duy trì ở mức 2,06%, trong ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Tính đến hết tháng 9/2021, ABBANK tiếp tục tăng trưởng về mức thu phí dịch vụ khi đạt 359 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ việc ABBANK đã triển khai sớm các giải pháp chiến lược 2021 – 2025 như tập trung hóa vận hành, thẩm định tín dụng, tập trung hóa kho quỹ gắn với ứng dụng công nghệ, trả lương theo NSLĐ gắn với hiệu quả kinh doanh, thu nhập lãi thuần đã tăng 30% (đạt 2.176 tỷ đồng), đồng thời, ABBANK đã tiết giảm 3% chi phí so với cùng kỳ năm trước, với mức chi 1.214 tỷ đồng. Do vậy, ABBANK giữ vững được đà tăng trưởng tốt về cả quy mô và hiệu quả trong quý 3 năm 2021, với chỉ số tăng trưởng TOI trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 69%.
Song song với nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững, ABBANK cũng đã dành nhiều ngân sách để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, kể từ đầu mùa dịch đến 30/09/2021 đã có 26.565 khách hàng tại ABBANK, với tổng dư nợ lên đến 14.613 tỷ đồng được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 53,5 tỷ đồng.
Ông Lê Hải – Tổng giám đốc ABBANK nhận định:“Kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay khó khăn hơn nhiều so với điều kiện bình thường, khi phải vừa cân đối giữa hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển của tổ chức với trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng và chia sẻ gánh nặng cùng khách hàng. ABBANK đã có nhiều sự điều chỉnh chính sách trong ngắn hạn sao cho hợp lý nhất trong từng thời điểm biến động của trường.”
Cuối tháng 9/2021, theo Báo cáo “Chỉ số thương hiệu BrandIndex” của YouGov - Công ty chuyên về phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường quốc tế thông qua Internet, ABBANK xếp trong Top 10 các bảng xếp hạng về Tăng trưởng thương hiệu và Tăng trưởng yếu tố Khách hàng khuyến nghị trong ngành Ngân hàng. Bên cạnh đó, ABBANK cũng đồng thời lọt vào danh sách 25 Thương hiệu Tài chính dẫn đầu tại Việt Nam theo công bố của Tạp chí Tài chính Forbes Việt Nam, với giá trị thương hiệu ước đạt 39,4 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
ABBANK hai năm liên tiếp nhận giải thưởng nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2021
14:01, 10/10/2021
Tập đoàn Geleximco và ABBANK tặng 4 xe cứu thương chuyên chở bệnh nhân Covid-19
14:09, 01/10/2021
ABBANK lọt Top 10 về chỉ số tăng trưởng thương hiệu
16:29, 30/09/2021
Hưởng thêm lãi suất khi gửi tiết kiệm online tại ABBANK
10:00, 20/09/2021
Geleximco và ABBANK tặng 500 máy thở hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 cho TP. HCM
10:51, 29/07/2021
ABBANK đạt 1.164 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 85% so với cùng kỳ 2020
04:40, 12/07/2021