ADB: 4 kịch bản cho ngành du lịch dưới tác động của dịch COVID-19

Linh Nga 15/03/2020 02:00

ADB đã đưa ra 4 kịch bản dự báo thị trường du lịch, trong đó ở kịch bản tốt nhất, tăng trưởng du lịch chỉ giảm 0,7% và trường hợp xấu nhất con số này là 4%.

Tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào cơ cấu GDP. Ảnh: Ngân hàng Thế giới.

Tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào cơ cấu GDP. Ảnh: Ngân hàng Thế giới.

Theo báo cáo được công bố gần đây bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tại các quốc gia thành viên, khách Trung Quốc chiếm phần lớn lượng khách quốc tế mà ngành du lịch.

Cụ thể, dòng khách này đã tăng 8 lần trong 15 năm, từ 11 triệu lượt vào 2003 lên gần 87 triệu lượt vào 2018. Đáng chú ý, khách Trung Quốc chiếm 32% tổng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, Hàn Quốc và Mông Cổ là 31%.

Du lịch là một trong những ngành có đóng góp quan trọng vào cơ cấu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên, dao động từ mức 10-40% GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19, chi tiêu của du khách, ngành du lịch Trung Quốc và các nền kinh tế khác sẽ không tránh khỏi những thiệt hại. Trước đó, Trung Quốc đã có lệnh cấm các chuyến du lịch nước ngoài theo nhóm vào ngày 24/1. Quyết định này đã làm giảm 55% khách Trung Quốc du lịch nước ngoài.

Ngoài ra, 47 nền kinh tế khác cũng áp dụng lệnh cấm du lịch đi và đến Trung Quốc gồm Australia, Mỹ và Liên bang Nga. Theo đó, nhiều hãng hàng không đã tạm dừng hoặc cắt giảm các chuyến bay đến nước này. Dự kiến nền kinh tế lớn thế hai thế giới sẽ chứng kiến mức giảm thấp nhất, 7,7% lượng du khách so với thời điểm 2003 khi dịch SARS bùng phát.

Trong khi đó, các nền kinh tế trong khu vực dù không có lệnh cấm chính thức như Trung Quốc song lượng khách quốc tế từ những quốc gia khác cũng sẽ giảm do tâm lý lo ngại và tránh đi qua vùng dịch. Như dịch SARS trước đây, dù ghi nhận rất ít trường hợp nhiễm bệnh, nhưng các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc... đều ghi nhận lượng khách quốc tế đến từ các nước khác trên thế giới giảm.

Theo đó, ADB đã đưa ra 4 kịch bản dự báo cho thị trường du lịch căn cứ vào thời gian kéo dài lệnh cấm và nhu cầu đi lại để đánh giá tác động. Trường hợp tốt nhất, tiêu dùng của khách du lịch chỉ giảm 0,7% nhưng trường hợp xấu nhất sẽ giảm 2%, cùng với đó đầu tư và chi tiêu nội địa cũng có mức giảm tương tự. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp du lịch

    Doanh nghiệp du lịch "ngóng" chính sách hỗ trợ

    04:00, 13/03/2020

  • [COVID-19] Khách du lịch đến Hà Nội giảm 70%

    [COVID-19] Khách du lịch đến Hà Nội giảm 70%

    16:12, 12/03/2020

  • Bài học cho mô hình kinh tế đêm của Việt Nam từ các “huyền thoại du lịch” thế giới

    Bài học cho mô hình kinh tế đêm của Việt Nam từ các “huyền thoại du lịch” thế giới

    14:40, 12/03/2020

  • [COVID-19] Du lịch an toàn, điều nhất định phải biết trong thời điểm này

    [COVID-19] Du lịch an toàn, điều nhất định phải biết trong thời điểm này

    10:04, 11/03/2020

  • Du lịch có thực sự hồi phục?

    Du lịch có thực sự hồi phục?

    11:00, 09/03/2020

  • Để du lịch trở thành mũi nhọn của kinh tế biển

    Để du lịch trở thành mũi nhọn của kinh tế biển

    04:00, 06/03/2020

Với ngành du lịch Việt Nam cũng đang chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Dịch lan ra nhiều nước, trong đó có những nước là địa bàn thị trường truyền thống và là đối tác quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu. Lượng khách của khách sạn giảm 60-70%, khách du lịch giảm 2 con số. Theo thống kê, ngành du lịch mất khoảng 7 tỷ USD do dịch bệnh

Trước đó, ADB cũng đánh giá, với độ mở cao của nền kinh tế, có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc cũng như nằm trong vùng lây lan dịch bệnh, Việt Nam dự kiến cũng phải chịu tác động ở những mức độ khác nhau về tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Trường hợp xấu nhất, kịch bản mà ADB cho rằng chỉ mang tính giả thuyết nếu dịch bệnh bùng phát ở quy mô rộng (không có hàm ý rằng khả năng này dễ xảy ra), GDP Việt Nam có thể mất hơn 3,7 tỷ USD và khoảng 750.000 việc làm. Trong đó, khu vực kinh doanh - thương mại và dịch vụ công thiệt hại nặng nhất với hơn 1 tỷ USD, tiếp đó là vận tải (922 triệu USD) và khu vực sản xuất - xây dựng (836 triệu USD)...

Ngược lại ở kịch bản "nhẹ" nhất, thiết hại về GDP dự kiến ở mức 675 triệu USD và mất khoảng 122.000 việc làm. Ở các khả năng khác, mức thiệt hại có thể dao động trong khoảng 1-1,9 tỷ USD. Nhìn chung với kịch bản ôn hòa, GDP của Việt Nam dự kiến giảm khoảng 0,4% do tác động của dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ADB: 4 kịch bản cho ngành du lịch dưới tác động của dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO