ADB điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của châu Á đang phát triển giảm nhẹ xuống 7% vào năm 2021 và 5,3% năm 2022.
>>Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Á đang phát triển, giảm nhẹ còn 7% trong năm nay và 5,3% vào năm tới. Các đợt bùng phát dịch bệnh mới dẫn tới tăng trưởng chậm lại trong quý III/2021.
Trước đó, vào hồi tháng 9, ngân hàng đưa ra dự báo mức tăng trưởng 7,1% cho năm 2021 và 5,4% năm 2020. “Tiến triển đều đặn của châu Á đang phát triển trong việc ứng phó Covid-19, thông qua các đợt tiêm chủng được tiếp tục triển khai và việc ứng dụng những biện pháp ngăn chặn có tính chiến lược hơn, đã giúp thúc đẩy triển vọng tăng trưởng hồi đầu năm", ông Joseph Zveglich, Jr. - Quyền chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB - nhận định.
"Tuy nhiên, các đợt bùng phát mới trong quý III đã khiến tăng trưởng GDP bị chững lại, và sự xuất hiện của biến thể Omicron đang dẫn đến tình trạng bất định mới. Những nỗ lực phục hồi gần đây sẽ phải tính đến các diễn biến này”, ông cảnh báo.
Trái ngược với xu hướng chung của châu Á đang phát triển, nền kinh tế Trung Á dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm nay. Dự báo cho năm tới cũng được nâng từ mức 4,2% vào tháng 9 lên tới 4,4%.
Tại Đông Nam Á, triển vọng tăng trưởng năm nay được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 3%, khi các nền kinh tế trong tiểu vùng áp đặt những hạn chế có trọng điểm để ứng phó với biến thể Delta. Dự báo tăng trưởng cho năm sau được tăng lên 5,1%, khi các nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng hạn chế nói chung và phục hồi các hoạt động kinh tế.
>>Dự báo bức tranh tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2022?
Dự báo tăng trưởng của Thái Bình Dương được duy trì ở mức -0,6% trong năm nay và điều chỉnh giảm nhẹ xuống còn 4,7% cho năm 2022.
Ông Joseph Zveglich, Jr., Quyền kinh tế trưởng của ADB nhận định, châu Á đã có nhiều tiến triển trong ứng phó với Covid-19 thông qua việc tiếp tục tiêm vaccine và có chiến lược chống dịch tốt hơn, giúp thúc đẩy triển vọng kinh tế. Tuy nhiên, các đợt bùng phát mới trong quý III đã khiến tăng trưởng GDP bị chững lại. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron đang dẫn đến tình trạng bất định mới. Do vậy, những nỗ lực phục hồi gần đây sẽ phải tính đến các diễn biến này.
Lạm phát trong khu vực được dự báo vẫn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức 2,1% vào năm 2021 và 2,7% trong năm 2022, cho phép thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng hơn và hỗ trợ các nỗ lực phục hồi đại dịch.
Có thể bạn quan tâm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á
10:58, 11/12/2021
Dự báo bức tranh tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2022?
01:30, 09/12/2021
Bài học nào cho các startup Đông Nam Á khi giá cổ phiếu Grab lao dốc tại Mỹ
03:38, 06/12/2021
Việt Nam kỳ vọng tăng thanh toán trực tuyến nhanh nhất Đông Nam Á
04:50, 05/11/2021
Điểm sáng khởi nghiệp Đông Nam Á gọi tên Việt Nam
05:13, 03/11/2021