Afghanistan "dính đòn" khi Mỹ trừng phạt Iran

Cẩm Anh 29/05/2018 16:30

Afghanistan có nguy cơ trở thành nạn nhân của các lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Tehran sau khi Mỹ rút khỏi thuận hạt nhân Iran.

Afganistan đang chịu áp lực quân sự và kinh tế khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt với Iran

Afghanistan đang chịu áp lực quân sự và kinh tế khi Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt với Iran

Một khu cảng lớn có tên Chabahar đang được phát triển trên bờ biển phía Nam Iran nhằm cung cấp một hành lang vận tải đến Afghanistan, giúp quốc gia này có đường tiếp cận mới với thương mại ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào cảng này hiện rơi vào thế khó trong bối cảnh lo ngại trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại Iran.

Dự án cảng Chabahar với sự hậu thuẫn của Ấn Độ có tiềm năng thúc đẩy thương mại của Afghanistan tăng thêm hàng triệu USD. Cảng này cũng góp phần phát triển ngành công nghiệp khai thác mỏ chưa được khai thác của đất nước nghèo khó này, ước tính trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, Ấn Độ thông qua Iran để tiếp cận với Afghanistan.

"Chính sách cô lập Iran đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ tại Afghanistan", ông Marcus Chenevix, chuyên gia nghiên cứu vùng Trung Đông – Bắc Phi (MENA) tại TS Lombard nhận định và cho biết, bằng cách buộc Afghanistan phải cắt đứt liên kết với một trong những đối tác thương mại lớn nhất của mình, chính quyền Trump đã giáng một cú sốc khác vào nền kinh tế Afghanistan trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải vật lộn chống lại lực lượng Taliban hồi sinh.

Ông Ashraf Haidari, Giám đốc bộ phận chính sách và chiến lược tại Bộ Ngoại giao Afghanistan, cho rằng dự án cảng Chabahar là rất cần thiết vì lý do an ninh, và nhấn mạnh tiềm năng của Afghanistan trong việc trở thành cầu nối giữa Nam Á và Trung Á.

"Cảng này sẽ mang lại lượng lớn doanh thu quá cảnh cho Afghanistan, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trì trệ của quốc gia này", ông Haidari nói và cho biết, điều đó sẽ tạo ra những cơ hội việc làm mà chúng tôi cần cho những thế hệ lao động trẻ, góp phần ngăn chặn họ tham gia vào mạng lưới khủng bố Taliban, Al-Qaeda và ISIS.

Bình luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan đến Afghanistan, ông David Brewster, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Đại học An ninh Quốc gia Canberra, cho rằng, đây thực sự là một bàn phản lưới nhà của Mỹ.

Trên thực tế, cảng Chabahar sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà xuất khẩu và nông dân Afghanistan, những người mà chính quyền Afghanistan đã dựa vào để vận động hành lang với Washington nhằm tìm kiếm sự miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt.

“Tác động tiêu cực đối với Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan từ chính sách cứng rắn của Mỹ đối với Iran đã không được cân nhắc kỹ hoặc chỉ được coi là thứ yếu”, ông Hasnain Malik, Giám đốc chiến lược các thị trường cận biên tại ngân hàng đầu tư Exotix ở London cho biết và nhận định, triển vọng về việc ổn định Afghanistan và cuối cùng là Mỹ rút quân khỏi quốc gia này đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các cường quốc trong khu vực.

Ông Chenevix cho rằng, bằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, chính quyền Trump đã tạo điều kiện cho những người theo đường lối cứng rắn ở Iran dễ dàng tiếp quản chính sách đối ngoại của quốc gia này.

Ông Malik cũng có cùng quan điểm, cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ có thể có phản tác dụng. Bởi giá dầu cao hơn do lệnh trừng phạt có thể bù đắp ảnh hưởng kinh tế mà Iran phải đối mặt từ xuất khẩu dầu mỏ thấp hơn. "Sức mạnh của những người theo đường lối cứng rắn ở Iran có khả năng được tăng cường bởi việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran", ông Malik nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Afghanistan "dính đòn" khi Mỹ trừng phạt Iran
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO