Ai chịu trách nhiệm trước tình trạng xe dù, bến cóc?

Diendandoanhnghiep.vn Nguyên nhân của xe dù, bến cóc là thiết kế hệ thống giao thông, việc đón trả khách, thứ hai là ý thức của doanh nghiệp và cả của người dân, nguyên nhân thứ ba là bảo kê.

Đó là những nguyên nhân chính mà các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đã rút ra được sau những chia sẻ tại tọa đàm “Giải pháp nào xóa xe dù, bến cóc?”, thế nhưng câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm tình trạng này?

>>> Dẹp “xe dù, bến cóc”: Cần phân loại lại các hình thức vận tải

Không khó khăn đến mức "không xử lý được"

Bàn về câu chuyện: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm tình trạng nạn xe dù, bến cóc, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Từng nguyên nhân một sẽ xác định rõ chủ thể.

Loại nguyên nhân chính thứ nhất là vấn đề xác lập hệ thống giao thông, điểm đỗ, bến xe và sự kết nối, phương tiện kết nối. Nói chung là chính sách quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải. Vấn đề này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan có liên quan, đặc biệt là cơ quan tham mưu là Bộ Giao thông vận tải, các cấp địa phương. Cái này không thể thoái thác được.

Tọa đàm

Ông Lưu Bình Nhưỡng: vấn nạn xe dù, bến cóc không thể nói là khó khăn đến mức "không xử lý được" 

Thứ hai, liên quan đến tổ chức thực hiện của các lực lượng chức năng như thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, kể cả dân phòng, công an xã, phường, các lực lượng địa phương là rất quan trọng. Một vài trường hợp lực lượng không thực hiện hết chức trách, dẫn đến có hiện tượng xảy ra nhưng không quan tâm, hoặc đã được báo nhưng không xử lý đến nơi đến chốn.

Tuyến chủ thể thứ ba là người dân. Người dân không thể không có trách nhiệm. Nếu người dân có ý thức, hợp tác và báo cho cơ quan chức năng qua hệ thống đường dây nóng, đặc biệt là hệ thống quản lý hành chính 113 để các cơ quan chức năng xử lý. Chúng ta thông báo 1 lần, đến lần thứ 2, thứ 3 để các cơ quan vào cuộc thì đương nhiên sẽ có kết quả tốt.

Còn một điểm nữa. Hiện tượng này diễn ra từ rất lâu nhưng thiếu một chủ thể nữa chưa thể hiện được vai trò. Đó chính là các cơ quan dân cử không giám sát đến nơi đến chốn.

>>> TP HCM: Xử lý nghiêm tình trạng xe dù, bến cóc để nhà xe quay lại bến xe Miền Đông mới

Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: Nếu cơ quan dân cử ở Trung ương là Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng nhân dân, cùng với giám sát của Mặt trận Tổ quốc, rồi tăng cường hơn nữa giám sát điều tra của báo chí, cả một hệ thống vào cuộc như thế thì chẳng lẽ chúng ta không xử lý được mấy cái xe dù bến cóc? Chúng ta không thể nói là khó khăn đến mức "không xử lý được". Giặc chúng ta còn đánh được nữa là câu chuyện này.

Rõ ràng đây là hiện tượng tiêu cực, đây là hành vi trái pháp luật diễn ra "giữa ban ngày ban mặt" mà chúng ta không xử lý được thì lỗi này thuộc về toàn bộ hệ thống chính trị chứ không thể đổ lỗi cho các nhà xe hay trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Bộ GTVT vừa ban hành Văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”,... - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Bộ GTVT vừa ban hành Văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”,... - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Xe dù, bến cóc vẫn có "đất sống" nguyên nhân từ rất nhiều khâu

Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Cục trưởng Cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết :thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ đã tham gia vào việc tham mưu xây dựng các văn bản pháp luật, trong đó có xây dựng Nghị định số 10 về việc kinh doanh vận tải bằng ô tô, có bổ sung thêm điều kiện về kinh doanh vận tải để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm, nhiệm vụ của mình để xóa nạn xe dù bến cóc.

Bà Hiền cho rằng, hệ thống văn bản về vấn đề này tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện thì nhiều nơi chưa được hiệu quả.

Mặc dù đã áp dụng những giải pháp mang tính thời điểm, xử lý vi phạm giao thông qua thiết bị giám sát hành trình khá hiệu quả, thường xuyên có báo cáo giao ban về công tác vận tải do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trực tiếp phụ trách.

Tuy nhiên, bà Hiền cũng thừa nhận: “tình trạng vẫn tồn tại xe dù, bến cóc có nguyên nhân từ rất nhiều khâu”.

Bà Hiền cho biết: “tình trạng vẫn tồn tại xe dù, bến cóc có nguyên nhân từ rất nhiều khâu”.

Tuy nhiên, bà Hiền cho rằng: “tình trạng vẫn tồn tại xe dù, bến cóc có nguyên nhân từ rất nhiều khâu”. Trong đó, khâu quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch trong các đô thị lớn, vẫn là bài toán không chỉ giải quyết trong một ngày, vì nó liên quan đến quỹ đất, điều kiện đầu tư, nguồn vốn và liên quan cả đến nhiều ngành.

>>> Dẹp “xe dù, bến cóc” - Cần một “liều thuốc” đủ mạnh

Như vậy, rõ ràng chúng ta có công cụ, có lực lượng để giám sát, đặc biệt là công cụ về công nghệ số, rất là tốt, nhưng theo TS. Nguyễn Sỹ Dũng: “vấn đề là chúng ta cần phải hoàn thiện quy hoạch. Đây chính là cái gốc. Bởi vì những xe dù không cài hành trình giám sát thì chúng ta không thể định vị và quản lý được”.

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an)

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an)

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ năm 2020 về kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó trong đó có các quy định siết quản lý, ngăn chặn "xe dù", "bến cóc", thời gian vừa qua, Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị cảnh sát giao thông có sự phối hợp để siết chặt quản lý, ngăn chặn, xử lý "xe dù", "bến cóc".

>>> Nhóm "xe dù" tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang cưỡng đoạt tiền của khách như thế nào?

"Với chức năng và nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông, chúng tôi đã tăng cường tuần tra, kiểm soát và thường xuyên xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, nhất là xe khách vi phạm những lỗi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn gây tai nại giao thông như vi phạm về tốc độ, dừng đỗ, đón trả khách không đúng quy định hay đi sai phần đường, làn đường, tránh vượt sai quy định… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với các lực lượng chức năng khác như thanh tra giao thông, công an quận, phường, xã xử lý nghiêm từ gốc", bà Tạ Thị Hồng Minh cho hay.

Để nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trong thời gian tới, bà Minh cho tằng cần phải lắp đặt hệ thống camera giám sát. "Chúng ta không có lực lượng để xử nóng, xử ngay trực tiếp lúc đó thì sẽ xử lý hành vi qua hình ảnh đã được ghi nhận lại để nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông" .

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ai chịu trách nhiệm trước tình trạng xe dù, bến cóc? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713514305 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713514305 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10