Tổng hợp và ghi nhận thực tế của PV Diễn đàn Doanh nghiệp về loại hình tín dụng đen, cho thấy: Trên thực tế, “tín dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn, thậm chí là đưa tiền nhờ đứng tên đầu tư (một loại hình hình giao kết hợp đồng bằng miệng), nhưng sau đó lại áp dụng với mức lãi suất vượt quá mức lãi suất ngân hàng mà pháp luật quy định.
Hành vi này được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, và thường gắn với các hành vi đòi nợ chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
Ám ảnh “tín dụng đen”...
Chủ nợ thường thuê các băng nhóm tội phạm đối tượng có tiền án, tiền sự sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, tạt sơn, các hóa chất… để thể thực hiện các tội phạm xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tổn hại về tinh thần, hủy hoại tài sản của người đi vay.
Thậm chí các đối tượng này còn mượn bóng các cơ quan pháp luật để tạo áp lực, biến vụ việc từ dân sự chuyển sang hình sự để đạt được mục đích của mình, gây lo lắng và bức xúc trong nhân dân.
Ngược lại, về các đối tượng sử dụng loại hình “tín dụng đen” vẫn ngang nhiên hoạt động, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà không bị cơ quan chức năng “sờ gáy” là vấn đề nhức nhối trong dư luận suốt thời gian qua.
Và trước những vấn đề này, Thủ tướng đã phải chỉ đạo Bộ Công an mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc và trên không gian mạng để đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Tuy nhiên vấn đề này tới nay vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực mà còn nhiều hành động tinh vi và phức tạp hơn. Những dấu hiệu và nghi vấn về việc các đối tượng này liệu có đang coi thường pháp luật hay không? Và có hay không tình trạng “rửa tiền” thông qua loại hình ”tín dụng đen” cũng không phải là không có cơ sở.
Câu chuyện về việc em trai vay nợ, anh bị ném sơn đỏ trộn mắm tôm vào nhà tại TP.HCM trong những ngày qua là một ví dụ điển hình xuất phát từ hệ lụy từ “tín dụng đen”.
Theo đơn thư phản ánh, gia đình ông V.Hoàng ngụ tại phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM phải sống trong cảnh lo sợ khi nhà ông bị kẻ lạ mặt "khủng bố" bằng cách ném mắm tôm trộn sơn đỏ vào nhà.
Theo ghi nhận của PV, vào rạng sáng 6/7/2020, tại nhà của ông V.Hoàng địa chỉ 85/1 N.Đ.C phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM, có một số đối tượng lạ mặt cầm sơn đỏ pha mắm tôm ném vào nhà. Từ ngày đó đến nay gia đình ông V.Hoàng rất hoang mang lo sợ. Thậm chí con gái ông V.Hoàng còn không dám về nhà.
Trao đổi với báo chí, ông V.Hoàng cho biết: Ngày 3/7/2020 tới nay có nhiều đối tượng liên tục đến nhà ông V.Hoàng tại Phường 4, Quận Phú Nhuận để đòi tiền. Ông V.Hoàng cũng bất ngờ và có giải thích trong gia đình của ông không có ai vay nợ gì bọn họ.
Cũng theo ông V.Hoàng, các đối tượng này không chỉ đến gây phiền hà cho những người thân trong gia đình ông mà còn có những lời lẽ hăm doạ gia đình ông. Và khoảng 1h20, ngày 6/7/2020, nhà ông V.Hoàng đã bị một số đối tượng ném sơn đỏ trộn mắm tôm.
… và lằn ranh dân sự - hình sự
Tương tự, câu chuyện của gi đình ông Hồ Trọng Ta, tại địa chỉ Văn Thùy 1, xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa về việc con gái ông là Đảng viên, giáo viên làm việc tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh hòa, nhưng do giao kết hợp đồng bằng “miệng” với chị gái (chồng), đã bị các cơ quan chức năng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, khiến con ông vướng vào vòng lao lý.
Và để thực hiện được quá trình đẩy nạn nhân từ dân sự sang hình sự, các đối tượng này đã “gõ cửa” đến cơ quan chức năng thông qua việc làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với nạn nhân.
Đáng chú ý, sự việc này ngay sau đó đã cơ quan chức năng khởi tố vụ án, thế nhưng suốt 2 năm qua, Tòa án án nhân dân tỉnh Khánh Hòa vẫn không thể đưa đưa ra kết luận để tuyên án mà phải nhiều lần trả lại hồ sơ đề các cơ quan điều tra bổ sung nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả.
Ông Hồ Trọng Ta cho biết, năm 1994, con gái ông là Hồ Thị Thùy Linh đã kết hôn với Vũ Xuân Cang, thường trú tại tổ dân phố Lộc Hòa, phường Cam Lộc, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đến năm 2011, bà Vũ Thị Vĩnh (chị ruột Cang, chồng Linh), có nhu cầu mua một số lô đất tại TP Cam Ranh, nhưng lại nhờ vợ chồng Linh tìm mua và đứng tên chủ sở hữu giúp. Sau đó, bà Vĩnh tiếp tục đầu tư mua bán đất, sạp chợ tại Cam Ranh. Và từ năm 2011 đến năm 2017, bà Vĩnh đã chuyển vào 03 tài khoản của Linh với tổng số tiền 12.322.000.000 đồng.
Cũng theo ông Ta, sau khi nhận được tiền, Linh đưa 2,9 tỷ đồng cho chồng là Vũ Xuân Cang (em ruột bà Vĩnh) để mua 1 lô đất cho bà Vĩnh (theo đề nghị của bà Vĩnh thì Linh, Cang đứng tên dùm). Số tiền 4,3 tỷ đồng, Linh đầu tư mua đất Cảng cá Cam Ranh là 1,5 tỷ đồng; đầu tư mua 03 lô đất là 450 triệu đồng; đầu tư mua sạp chợ tại phường Cam Lộc là 350 triệu đồng; đầu tư mở quán cà phê là 01 tỷ đồng; mua hàng hết 500 triệu đồng; đưa con chữa bệnh là 520.000.000 đồng. Còn lại 5,102 tỷ đồng, Linh chuyển cho Võ Thị Tuyết Hạnh theo yêu cầu của bà Vĩnh.
Đến năm 2013, Vũ Xuân Cang chết, bà Vĩnh yêu cầu Linh bán lô đất nêu trên. Năm 2016, bà Vĩnh bất ngờ yêu cầu Linh và Hạnh trả lại toàn bộ số tiền mà bà Vĩnh đã đầu tư trước đó. Trước những bất ngờ trên, Linh và Hạnh buộc phải viết giấy thỏa thuận vay nhận nợ với bà Vĩnh với tổng số tiền và lãi suất 4%/tháng (chưa bao gồm thỏa thuận ngoài). Số tiền lãi mà Linh đã trả cho bà Vĩnh khoảng gần 900 triệu đồng, Hạnh cũng trả lãi cho bà Vĩnh với số tiền 585 triệu đồng.
Ngày 12/5/2017, vợ chồng bà Vĩnh đã tới nhà Linh và Hạnh để chốt công nợ với tổng số tiền là: 23.154.000.000 đồng (bao gồm cả gốc lẫn lãi).
Sau khi bà Vĩnh chốt được công nợ đã lập tức làm đơn tố cáo tới Cơ quan CSĐT về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối với Linh và Hạnh.
Ngày 3/1/2018, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố hình sự và bắt tạm giam đối với Linh và Hạnh về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Và, với 4 lần Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng vụ án vẫn chưa thể khép lại do yếu tố chủ quan, khách quan xuất phát từ câu chuyện hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 20/06/2020
05:00, 23/12/2019
14:30, 22/06/2020
06:00, 23/06/2020
14:13, 04/12/2019
13:30, 05/11/2019
05:00, 22/08/2019
Nhìn từ câu chuyện nêu trên có thể nói, nguyên nhân xuất phát từ người kết ước, hay còn gọi là chủ thể giao kết hợp đồng thông qua “tín dụng đen” đã tạo ra những “lằn ranh hình sự, dân sự”.
Còn nhớ, tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp năm 2019, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Lê Thành Long, thẳng thắn nhìn nhận, “pháp luật còn nhiều bất cập so với kỳ vọng của doanh nghiệp và xã hội”.
Không chỉ có vậy, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhấn mạnh, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của đại diện doanh nghiệp để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện thể chế, giảm thực chất điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực công chức và đạo đức công vụ. Chống hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự...
Và thông qua câu chuyện này, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự đang trở thành lỗi “ám ảnh” không chỉ đối với người giao kết hợp đồng, mà còn để lại nhiều hệ lụy cho chính những người thân của họ là rất đáng lên án. Và đáng lẽ ra, những hoạt động “tín dụng đen” phải được pháp luật nghiêm minh, xử lý, xử lý hình sự vì đã gây bất ổn cho xã hội thì lại được coi là dân sự. Ngược lại, những nạn nhân của việc vay “tín dụng đen” lại vướng vòng lao lý, bị hình sự hóa dân sự là hết sức bất cập.
Có thể bạn quan tâm
11:05, 15/06/2020
05:30, 11/06/2020
05:00, 23/12/2019
14:13, 04/12/2019
11:16, 21/08/2019