“Ăn cắp” giờ công

Diendandoanhnghiep.vn Cần một cuộc cách mạng để làm mới bộ máy công, phải thực hiện thường xuyên việc kiểm tra kỷ cương hành chính.

>> Đánh giá cán bộ, công chức chưa thực chất

Ngày 30/1 vừa qua, ông Trần Hữu Anh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cho biết: “Sau Tết Quý Mão 2023, tỉnh Quảng Trị đã lập đoàn kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm kỷ cương hành chính – “ăn cắp” giờ công”.

Tại huyện Hướng Hóa, theo lãnh đạo Phòng Nội vụ, trong sáng 30/1, đoàn kiểm tra của huyện này đã có mặt ở UBND xã Thuận, UBND xã Tân Lập, UBND xã Tân Liên, UBND xã Lìa...

Ảnh: Quốc Tuấn

Người dân làm thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước. Ảnh: Quốc Tuấn

Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện không ít cán bộ, nhân viên không có mặt đúng giờ tại trụ sở. Đơn cử, tại UBND xã Thuận, có đến 5 người vi phạm về giờ làm việc. Những trường hợp vi phạm thời gian đã bị Đoàn kiểm tra lập biên bản, đề nghị UBND xã Thuận chấn chỉnh.

Nội dung kiểm tra bao gồm việc thực hiện quy chế văn hóa công sở, các quy định về nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương; việc thực hiện thời giờ làm việc; hút thuốc lá tại nơi làm việc; sử dụng rượu bia trong giờ nghỉ trưa, giờ làm việc; đeo thẻ trong thực hiện công vụ…

Hoạt động kiểm tra sẽ tiến hành đột xuất vào giờ làm việc hành chính. Kết quả kiểm tra sẽ làm cơ sở để đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.

Sở dĩ, tỉnh Quảng Trị thực hiện những cuộc kiểm tra sau Tết Nguyên đán vì theo như vị Phó Giám đốc Sở Nội vụ nói thì vào những năm trước, sau dịp nghỉ Tết, có không ít trường hợp công chức, viên chức “ăn cắp” giờ công như bỏ nhiệm sở trong giờ hành chính để đi chúc Tết, hoặc tổ chức liên hoan.

Thực tế, không chỉ tỉnh Quảng Trị thực hiện các cuộc kiểm tra công vụ sau kỳ nghỉ Tết, mà nhiều tỉnh thành khác cũng thực hiện như Hà Nội, Đồng Tháp… Đây là điều cần thiết vì thường thì quãng thời gian sau Tết, một phận cán bộ công chức có sức ì nhất định. Trong bối cảnh tháng Giêng diễn ra rất nhiều lễ hội và còn tồn tại tư tưởng “tháng Giêng là tháng ăn chơi” trong nếp sống của một bộ phận người Việt. Dĩ nhiên có một bộ phận cán bộ công viên chức Nhà nước và việc người ta tìm cách “bớt xén” giờ công để đi chùa, lễ hội, là cà quán sá cũng dễ xảy ra.

>> Tăng lương - có thành “đập” ngăn “sóng” công chức nghỉ việc?

>> Công chức nghỉ việc nhìn từ câu chuyện "Tái ông mất ngựa"

>> Công chức nghỉ việc và chuyện cải cách tiền lương

Đáng nói, thời gian qua đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều lời than phiền về cách làm việc tùy tiện, luộm thuộm, tắc trách, thậm chí vô cảm của một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cấp xã. Rồi chuyện cán bộ, công chức tiếp dân hướng dẫn không rõ ràng, để người dân phải đi lại nhiều lần, thậm chí đặt ra những yêu cầu ngoài quy định pháp luật.

Rồi người dân còn ta ca thán về một số cán bộ thiếu trách nhiệm trước tình hình trật tự - xã hội xấu đi, tệ nạn xã hội diễn ra ngay gần trụ sở. Có trường hợp cán bộ, công chức còn trực tiếp tham gia vào các tệ nạn như rượu chè, bài bạc, số đề.

Để xảy ra tình trạng trên là do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của tỉnh về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương. Dường như chúng ta chỉ thấy ở khu vực Nhà nước có tình trạng này, chứ khu vực tư nhân không có chuyện, bởi vì họ kiểm soát con người bằng tiền lương, bằng sự ghi nhận, chấm công… chứ không có chuyện “ai cũng vui vẻ cả” như ở khu vực Nhà nước.

Hơn nữa, có tình trạng chung của các quan lãnh đạo hiện nay là nể nang nhau, ngại nói và quan trọng nhất là chính lãnh đạo cũng có vấn đề về năng lực, cũng sẵn sàng “ăn cắp” giờ công.

Thành thử, một vấn đề đáng suy nghĩ ở đây đó là: Từ trước đến nay, chuyện công bằng trong việc đánh giá, chuyện nước chảy bèo trôi, làm việc không tính đến kết quả… là một hệ lụy kéo dài. Ở bình diện khác, nó cho thấy cơ chế của khu vực này là một vấn đề nhạy cảm.

Một vị Phó Giám đốc Sở Nội vụ của một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ từng nói rằng: “Hàng vạn cán bộ công chức làm sao có thể theo dõi hết được? Muốn chấn chỉnh điều này phải thay đổi cả ý thức hệ của những người làm công ăn lương. Mà điều ấy thì rất khó”.

Có điều, cần phải thẳng thắn với nhau rằng, lãnh đạo không nên ngồi chờ dư luận phản ánh mới chấn chỉnh mà phải có cái nhìn tổng thể tình hình cơ quan mình mà thực hiện.

Đồng thời, cần phải hiểu: Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc. Nếu nói việc cơ quan rãnh nên mới ra ngoài là ngụy biện. Bởi nếu muốn làm việc thì không bao giờ hết việc ở cơ quan. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống rất tốt. Ai cũng sống tốt nhưng không ai hài lòng. Ai cũng không hài lòng nhưng không ai chịu thay đổi.

Do đó, nên có một cuộc cách mạng để làm mới bộ máy công, phải thực hiện thường xuyên việc kiểm tra kỷ cương hành chính, văn hóa công sở. Một khi ai cũng có ý thức, trách nhiệm và lòng tự trọng với vị trí, công việc của mình thì hiệu quả công việc của mỗi cán bộ công chức ắt sẽ tăng.

Và khi đó, người dân sẽ không bị cảm thấy những đồng tiền thuế mà người dân đóng góp sẽ không bị lãng phí.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Ăn cắp” giờ công tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518264 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518264 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10