Ứng dụng và thực thi thúc đẩy Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt, OCB đã giới thiệu tại sự kiện Banking Vietnam tất cả các sản phẩm, dịch vụ nổi bật.
Sự kiện Banking Vietnam 2019 với chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đồng hành với vai trò là nhà tài trợ vàng vừa diễn ra tại Hà Nội.
Sự kiện gồm nhiều chuỗi hoạt động về triển lãm và diễn đàn công nghệ, thu hút nhiều tổ chức tham gia.
Trong đó, triển lãm công nghệ ngân hàng tại Banking Vietnam 2019 quy tụ gần 30 gian hàng đến từ các ngân hàng thương mại lớn, các tập đoàn, công ty công nghệ, công ty trung gian thanh toán hàng đầu Banking Vietnam nhằm triển lãm, giới thiệu những thành tựu mới trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ của ngành Tài chính Ngân hàng.
Là một trong những Ngân hàng được đánh giá cao về việc ứng dụng và thực thi thúc đẩy Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt, OCB đã giới thiệu tại sự kiện Banking Vietnam tất cả các sản phẩm, dịch vụ nổi bật của Ngân hàng phản ánh chủ trương này, và đặc biệt là Ngân hàng số OCB OMNI cùng hệ sinh thái OMNI Pay.
Từ năm 2017, OCB đã xây dựng và phát triển nền tảng Ngân hàng hợp kênh, đây là bước đệm để đến năm 2018, OCB triển khai thành công Ngân hàng hợp kênh OMNI và trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu của khách hàng đồng nhất trên mọi kênh giao dịch.
Sang năm 2019, OCB tiếp tục giới thiệu đến khách hàng Ngân hàng số OCB OMNI và Hệ sinh thái OMNI PAY, được phát triển trên nền tảng ngân hàng hợp kênh hiện đại nhất thế giới, ngân hàng số OCB OMNI mang giao diện mới, hiện đại hơn với nhiều tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Với hệ sinh thái OMNI PAY, OCB cung cấp công cụ thanh toán cho Chuỗi phân phối lớn cho tới tiểu thương nhỏ lẻ và khách hàng giao dịch thanh toán thông qua QR code đơn giản, thuận tiện mà không cần dùng tới tiền mặt, OMNI PAY cũng sẽ giúp phổ cập dịch vụ Ngân hàng tới những khu vực rộng lớn hơn, với các thao tác đơn giản, tiện lợi nhưng an toàn, giúp khách hàng dần làm quen với giao dịch trực tuyến thay thế tiền mặt.
Không chỉ phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, Ngân hàng số OCB OMNI đã được áp dụng thành công đối với khách hàng doanh nghiệp, lần đầu tiên đem lại trải nghiệm ấn tượng và tiện ích cho đối tượng khách hàng này.
Nằm trong khuôn khổ của sự kiện là hoạt động Hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi về các vấn đề ứng dụng công nghệ số hỗ trợ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Các nhà quản lý và các chuyên gia ngân hàng tập trung thảo luận về các cơ hội, thách thức mà công nghệ số mang lại và định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Có thể bạn quan tâm
11:50, 17/05/2019
16:22, 16/05/2019
08:43, 28/04/2019
20:06, 25/04/2019
Tại phiên chuyên đề 1, với nội dung Quản trị rủi ro trong cung ứng dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt, ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro OCB đã có những chia sẻ rất thiết thực.
Theo ông Ngọc, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên ngày càng phổ biến hơn, nhằm hướng đến nền kinh tế không dùng tiền mặt. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng làm cách nào thay đổi thói quen của người dùng, tạo sự an tâm khi thay việc sử dụng tiền mặt bằng các giao dịch thông qua thanh toán trực tuyến.
Vấn đề được đặt ra là làm cách nào để giao dịch không dùng tiền mặt được an toàn và bảo mật? Chia sẻ chi tiết về điều này, ông Ngọc cho biết, OCB đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro từ nhiều năm trước, hoàn tất cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Là một trong 3 ngân hàng đầu tiên được NHNN công nhận đạt tiêu chuẩn này vào năm 2018, OCB cũng đồng thời là một trong 6 ngân hàng thương mại đã mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC, chỉ số ROA tăng trưởng ổn định trong top 10. Điều này đem đến nền tảng vững chắc cho các giao dịch và sự phát triển ổn định của ngân hàng.
Hiện tại OCB đang cung cấp cho khách hàng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thông qua dịch vụ ngân hàng số OCB OMNI dựa trên 3 nền tảng công nghệ bao gồm ngân hàng hợp kênh OCP, nền tảng tích hợp và số hóa quy trình nội bộ và nên tảng phân tích Analytics. Ngoài ra OMNI cũng được tích hợp hệ thống bảo mật tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu với kiến trúc bảo mật đa tầng, đa lớp, chủ động phòng ngừa phát hiện và ngăn chăn các tấn công trên mạng, đi kèm với xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, quản lý dữ liệu trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo và đảm bảo tối đa an ninh bảo mât cho khách hàng.
Việc ứng dụng các nền tảng tiên tiến giúp OCB tối ưu hóa các quy trình vận hành nội bộ để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng nhất, liền mạch và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Điều này giúp OCB tiết kiệm được nhiều chi phí vận hành cho với các mô hình truyền thống, làm cơ sở cho việc giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch cho khách hàng sử dụng dịch vụ OMNI. Ngoài ra, hệ sinh thái OMNI PAY được tích hợp khả năng thanh toán QR Pay sẽ cung cấp công cụ thanh toán, chuyển tiền 24/7 cho khách hàng đến các đối tác liên kết và các chuỗi phân phối lớn cũng như tiểu thương nhỏ lẻ hay khách hàng giao dịch thông qua QR Code.
Đại diện OCB cũng cho biết thời gian qua, OCB đã đón đầu xu hướng với việc tập trung hoàn thiện, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, kết nối vững chắc và an toàn, sẵn sàng cho các giao dịch không dùng tiền mặt. Việc giao dịch trực tuyến sẽ ở mức độ rủi ro cao hơn đối với các khoản thanh toán tiền mặt. Vì vậy, để tăng tính an toàn cho khách hàng khi thanh toán trực tuyến qua Ngân hàng số OCB OMNI, ngoài các bước bảo mật theo quy định, OCB hiện đang hợp tác cùng các đối tác công nghệ trong việc nghiên cứu, phát triển các ứng dụng một số công nghệ mới như Touch ID, FaceID, tách tài khoản ví để thanh toán bằng QR Code…