Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử: Doanh nghiệp được gì?

Ngọc Hà 27/08/2019 17:30

Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử cũng tạo ra cơ chế vận hành quản lý doanh nghiệp trơn chu, minh bạch và hiệu quả.

Đó là nhận định chung được các chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận sau chương trình tham vấn lấy ý kiến các bên nhằm hoàn thiện Dự thảo “Cẩm nang áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), tổ chức thực hiện sáng ngày 27/8.

Mặc dù việc áp dụng bộ quy tắc

Mặc dù áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những thách thức nhất định, đặc biệt là nhận thức của lãnh đạo, người đứng đầu doanh nghiệp.

Cải thiện uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp

Chương trình nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ - GBII do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được tài trợ từ Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh.

Nhận định về tính thời điểm của việc áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI nhấn mạnh: “Vừa qua, ngày 15/8 Nghị định 59/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thời điểm phù hợp để doanh nghiệp có những thay đổi trong hành động nhằm ngằn ngừa các rủi ro trong kinh doanh”.

Theo đó, áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như nâng cao năng lực quản lý rủi ro và ứng phó với khủng hoảng. Đồng thời, việc áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử cũng tạo ra cơ chế vận hành quản lý doanh nghiệp trơn chu, minh bạch và hiệu quả.

Đặc biệt, việc áp dụng bộ quy tắc này sẽ tạo uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp được cải thiện, quyền lợi của nhà đầu tư và cổ đông được đảm bảo…

Thực hiện bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ trong kinh doanh yêu cầu mọi thành viên trong công ty tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như các quy định của luật pháp, đồng thời đề cao các giá trị cốt lõi về tính chính trực, hành vi đạo đức và tinh trách nhiệm mà chính điều này sẽ tạo nên văn hóa doanh nghiệp và thúc đẩy toàn công ty cùng hướng tới một mục tiêu chung đề ra.

Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, bà Sitara Syed, Phó Trưởng Đại diện Thường trú, UNDP tại Việt Nam cũng cho rằng: “Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 khuyến khích các doanh nghiệp ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Chúng tôi biết rằng, các bộ quy tắc ứng xử đó không giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng sẽ có thể hỗ trợ để giải quyết. Trên thế giới, có rất nhiều công ty đã ban hành các bộ quy tắc này”.

Theo kết quả khảo sát của VCCI, trong thời gian qua, chi phí phi chính thức chiếm từ 20-30% tổng chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chi phí phi chính thức này không có xu hướng giảm. Nguyên nhân được chỉ ra là do doanh nghiệp không biết cách để tuân thủ pháp luật và chưa có một bộ phận chuyên trách theo dõi về sự thay đổi của pháp luật. Theo đó, qua điều tra khảo sát, đa số các doanh nghiệp đều cho rằng, nếu có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, sẽ giảm được chi phí phi chính thức.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm Kỳ III: VCCI - Trung tâm thúc đẩy liêm chính của doanh nghiệp

    Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm Kỳ III: VCCI - Trung tâm thúc đẩy liêm chính của doanh nghiệp

    20:23, 03/08/2019

  • Cứ “liêm chính, kiến tạo” thì không gì là không thể làm được!

    Cứ “liêm chính, kiến tạo” thì không gì là không thể làm được!

    06:56, 08/07/2019

  • Chủ tịch VCCI: Sự liêm chính là trái tim của doanh nghiệp

    Chủ tịch VCCI: Sự liêm chính là trái tim của doanh nghiệp

    11:05, 05/03/2019

  • Thủ tướng: Cần xây dựng đội ngũ thanh tra “liêm chính, bản lĩnh, trung thành”

    Thủ tướng: Cần xây dựng đội ngũ thanh tra “liêm chính, bản lĩnh, trung thành”

    10:05, 17/01/2019

Thách thức từ người đứng đầu doanh nghiệp

Chia sẻ về tính cấp thiết của việc áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ông Stephen Taylor, Trưởng Bộ phận Chính trị, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, tiêu chí để đánh giá sự thành công của doanh nghiệp không chỉ dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh mà nó còn được đánh giá dựa trên các yếu tố minh bạch, liêm chính và thực hiện quản trị công ty theo những tiêu chuẩn phù hợp với trình độ trong nước và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế”.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, việc thực hiện cẩm nang bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ trong kinh doanh vẫn còn gặp nhiều thách thức, như doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí, nhân lực cho hoạt động này.

Bên cạnh đó, mặc dù, bộ quy tắc đã được thiết kế một cách chi tiết để phù hợp với các doanh nghiệp, tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Anh – Giám đốc Tuân thủ - Khu vực Việt Nam và Indonesia Sanofi Aventis: "Về nguyên tắc cơ bản, hệ thống kiểm soát nội bộ dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa rất đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên, nếu sử dụng nhưng thông tin áp dụng cho doanh nghiệp lớn thì rất khó và ngược lại".

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho rằng, yếu tố quyết định đến việc áp dụng thành công của cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử đó là nhận thức của người chủ doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp. Vì vậy, trước tiên cần phải nâng cao nhận thức của họ.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, UNDP Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với VCCI về hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp áp dụng bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ thông qua cung cấp các khóa đào tạo, các bộ công cụ và hỗ trợ kỹ thuật cho những doanh nghiệp có mong muốn triển khai áp dung tại doanh nghiệp.

Chương trình đã có sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử: Doanh nghiệp được gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO