Áp dụng IFRS: Minh bạch "sức khỏe" doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Chuẩn mực kế toán tại Việt Nam đã ban hành cách đây 14 năm và thiếu tới 17 chuẩn mực so với thông lệ quốc tế, làm cho nhiều giao dịch của nền kinh tế chưa có cơ sở ghi nhận.

Ông Trịnh Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán Kiểm toán (Bộ Tài chính) ví von, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) “như bản xét nghiệm máu của vài năm trước nhưng lại dùng để đánh giá sức khỏe hiện tại”.

Áp dụng IFRS, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư

Áp dụng IFRS, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư

Theo ông Vinh, từ năm 2000 - 2005, Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, trong đó có chọn lọc các quy định theo chuẩn mực quốc tế. VAS được đánh giá là bước tiến lớn trong sự nghiệp cải cách kế toán tại Việt Nam, góp phần nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, VAS còn thiếu khoảng 17 chuẩn mực so với thông lệ quốc tế như chuẩn mực về nông nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản, về nhóm công cụ tìa chính phái sinh, về tổn thất tài sản, giá trị hợp lý... Điều này dẫn tới khó khăn trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Không theo chuẩn quốc tế khiến báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác, hoặc dù có đầy đủ và viết cả bằng tiếng Anh thì nhà đầu tư nước ngoài đọc cũng không hiểu, còn doanh nghiệp thì luôn gặp khó trong công tác kế toán. 

Đơn cử như nhiều tài sản nhanh chóng lạc hậu do thay đổi công nghệ nhưng chưa được ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị khiến tài sản bị đánh giá cao hơn giá trị có thể thu hồi. Trong một số trường hợp, giá trị còn lại của tài sản cố định có sự khác biệt rất lớn giá trị có thể thu hồi từ việc sử dụng tài sản. Giá gốc các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết có thể cao hơn so với lợi ích kinh tế mang lại cho doanh nghiệp. VAS  cũng chưa có những hướng dẫn, yêu cầu cụ thể về thuyết minh các thông tin rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Thực tế trên có thể gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh tế của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, VAS hiện nay vẫn quy định hệ thống tài khoản thống nhất gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng các phần mềm kế toán nước ngoài, đặc biệt với khối doanh nghiệp FDI vẫn phải thực hiện chuyển đổi hệ thống tài khoản từ chế độ kế toán Việt Nam sang hệ thống của công ty mẹ, gây lãng phí nguồn lực và tạo phức tạp cho công tác kế toán…

Theo ông Vinh, nguyên nhân các hạn chế trên bởi VAS được ban hành vào những năm đầu thế kỷ 21, khi trình độ quản lý tại Việt Nam ở mức độ thấp, các giao dịch của nền kinh tế thị trường chưa phát sinh nhiều. Bên cạnh đó, từ khi ban hành, chuẩn mực quốc tế hiện đã có nhiều thay đổi nhưng VAS chưa được cập nhật và ban hành lại...

Các chuyên gia cho rằng, khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư. Bên cạnh đó, số lượng các công ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng mạnh mẽ, vì các doanh nghiệp FDI sẽ giảm bớt chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang theo chuẩn IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài. Đồng thời, IFRS cũng tạo thuận lợi trong công tác đánh giá, quản lý, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của các đối tượng liên quan…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là do thị trường vốn, thị trường tài chính của Việt Nam phát triển chưa đủ mạnh, một số công cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi nên hầu hết các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán các nội dung kinh tế liên quan. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp khó có thể cung cấp thông tin về giá trị tài chính hợp lý một cách đáng tin cậy.

Đặc biệt, do IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan như việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai… nên nếu không có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng thì doanh nghiệp Việt Nam khó có thể áp dụng IFRS thành công.

Đánh giá về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, xuất phát từ nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế cao, các hiệp định đều có quy định khuyến khích tự do thương mại, khuyến khích các dòng vốn đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân. Vì vậy, tất yếu Việt Nam cần thiết phải thực hiện chuẩn mực về báo cáo tài chính. 

Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Đề án “Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức nghề nghiệp về kế toán kiểm toán, doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan.

Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, để việc áp dụng IFRS tại Việt Nam đạt hiệu quả, cần có sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước, các hội nghề nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc thực hiện các nội dung về xây dựng và triển khai Đề án khi lộ trình được phê duyệt. Qua đó, góp phần hỗ trợ Bộ Tài chính hoàn thiện cơ chế, chính sách khi áp dụng IFRS tại Việt Nam.

 Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam: Giai đoạn 2022 -2025, Bộ Tài chính sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực để áp dụng thí điểm IFRS; Giai đoạn từ 2025 – 2030, trên cơ sở kết quả của việc thí điểm, Bộ Tài chính mở rộng quy mô theo  hướng cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện được lựa chọn áp dụng VAS hay IFRS khi lập và trình bày báo cáo tài chính; Từ sau 2030, quy định cụ thể đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện lập báo cáo tài chính theo IFRS.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp dụng IFRS: Minh bạch "sức khỏe" doanh nghiệp tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714911337 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714911337 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10