Ba lý do chưa thể tự chủ toàn diện bệnh viện

BẢO LOAN 14/11/2022 23:00

Thứ nhất là thể chế chưa đáp ứng được nhu cầu để tự chủ toàn diện. Thứ hai là tổ chức thực hiện có vấn đề. Thứ ba là cơ chế giá.

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng có ba vấn đề "chưa thể tự chủ toàn diện bệnh viện".

>>> Tự chủ bệnh viện không dễ

"Tại sao chưa thể tự chủ hoàn toàn? Giao cho bệnh viện tự chủ toàn diện mà họ chưa đủ điều kiện thì lợi bất cập hại" là câu hỏi mà TS. Bùi Sỹ Lợi đặt ra về nguyên nhân thí điểm tự chủ toàn diện thất bại tại Tọa đàm “Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội

TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Thứ nhất là thể chế chưa đáp ứng được nhu cầu để tự chủ toàn diện. Thứ hai là tổ chức thực hiện có vấn đề. Thứ ba là cơ chế giá. "Qua kinh nghiệm giám sát về y tế, tôi khẳng định chưa có một cơ sở y tế nào kể cả tuyến trên và dưới, đủ điều kiện để tự chủ toàn diện", TS Lợi nói.

Quan điểm của ông Lợi được các chuyên gia tham gia tọa đàm đồng tình. Họ cho rằng điều kiện tiên quyết để thực hiện tự chủ toàn diện là cần cơ chế chính sách hoàn thiện, và đây là vướng mắc, khó khăn lớn nhất hiện nay.

>>> “Cởi trói” tự chủ bệnh viện

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù hoạt động tự chủ theo nhóm nào thì bệnh viện phải đủ điều kiện, chỉ một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện có thể tự chủ một phần, còn y tế cơ sở tuyến dưới vẫn cần được nhà nước bao cấp. Tuy nhiên các bệnh viện phải cố gắng tự chủ - là xu hướng tất yếu, nhà nước phải hỗ trợ. Trong đó Bộ Y tế phải vào cuộc và đồng hành, có văn bản ngay để cái gì còn vướng thì phải tháo gỡ như về giá, bảo hiểm y tế, đầu tư, đặt máy tại bệnh viện... Máy móc gì thiếu nhà nước phải hỗ trợ ngay, "phải hà hơi thổi ngạt".

 TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế

TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế

Ở góc nhìn khác, TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, đề nghị "phải để bệnh viện tự quyết định mình tự chủ theo nhóm nào" vì họ tự chịu trách nhiệm trước người bệnh. Nhưng dù bệnh viện tự chủ ở mức nào thì Nhà nước vẫn phải có một khoản chi đầu tư. Do đó, ông cho rằng giải pháp là phải hoàn thiện thể chế, như: xây dựng thông tư về giá và tính đúng tính đủ 7 yếu tố cấu thành giá thì tất cả bệnh viện mới tự chủ được tài chính; phải có văn bản hướng dẫn liên doanh liên kết, đặt máy; khẩn trương sửa Thông tư 14, 15 để khắc phục tình trạng thiếu thuốc; điều chỉnh tiền lương cho nhân viên y tế...

"Làm sao để thể chế không phải là bãi mìn mà là con đường thênh thang, cho giám đốc bệnh viện thỏa sức sáng tạo, phát triển", ông Quang nói.

Tháng 8/2022, Bệnh viện K và Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện do những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện theo Nghị quyết 33, đề nghị tiếp tục tự chủ chi thường xuyên theo Nghị định 60. Nghị định 60 chia các bệnh viện thành 4 nhóm tự chủ, gồm: nhóm 1 tự chủ toàn diện; nhóm 2 tự chủ chi thường xuyên; nhóm 3 tự chủ một phần chi thường xuyên; nhóm 4 nhà nước đảm bảo 100% chi thường xuyên.

Tháng 8/2022, Bệnh viện K và Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện 

Thực tế, trong quá trình thí điểm tự chủ toàn diện, Bệnh viện K không đủ kinh phí để mua sắm trang thiết bị mới, cũng chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về vay và huy động vốn nên đơn vị không dám thực hiện. Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, nguồn thu sụt giảm mạnh, đơn vị kiệt quệ tài chính, không có ngân sách mua sắm máy móc mới dù đang thiếu trầm trọng.

Theo người đứng đầu hai đơn vị, tự chủ toàn diện thất bại xuất phát từ giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ; giá viện phí theo bảo hiểm đã lạc hậu nhiều năm nay; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu các hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện. Trong đó, Nghị quyết 33 quy định được tự quyết định giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu theo khung giá của Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên, đến nay Bộ vẫn chưa ban hành khung giá.

>>> Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Khoảng trống pháp lý

Hầu hết bệnh viện Việt Nam đang tự chủ theo hình thức đảm bảo toàn bộ hoạt động chi thường xuyên hoặc một phần chi thường xuyên (còn chi đầu tư vẫn do ngân sách nhà nước lo). Bạch Mai và K thí điểm tự chủ toàn diện nên tự lo tất cả về tài chính, nhân sự, đầu tư phát triển... tức ngân sách nhà nước không còn phải chi.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cởi trói” tự chủ bệnh viện

    16:00, 26/02/2021

  • Tự chủ bệnh viện thất bại do cơ chế chính sách

    09:28, 15/11/2022

  • Tự chủ bệnh viện không dễ

    15:00, 12/05/2021

  • Tự chủ bệnh viện và lỗ hổng xã hội hóa dịch vụ công: Quản giá là tiên quyết

    15:15, 02/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ba lý do chưa thể tự chủ toàn diện bệnh viện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO