Bài học khởi nghiệp cho các “nhà đầu tư mạo hiểm”

Diendandoanhnghiep.vn Cách đây ít ngày, vụ ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế bị một công ty luật đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu USD, khiến dư luận bất ngờ.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, đây được xem như bài học cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp cố tình tô vẽ các dự án thật hào nhoáng để thu hút vốn.

Chị Nguyễn Thanh Lan, chủ của một vườn lan công nghiệp tại Lâm Đồng cho biết, vợ chồng chị chính thức chuyển gia đình từ TPHCM lên Lâm Đồng sinh sống cách nay khoảng 2 năm. Trước đó, đôi vợ chồng trẻ này cũng đã bén duyên với lan một thời gian dài. Mặc dù lương của cả hai dao động từ 50-60 triệu đồng/tháng, nhưng cặp đôi vẫn dứt áo ra đi, chuyên tâm cho nghề trồng lan. Trong suốt thời gian đi làm, vợ chồng chị Lan đã tích lũy được một số vốn, cộng với huy động thêm từ bạn bè, người thân nên cả hai quyết tâm lập nghiệp. “Trước đây mình chỉ cung cấp lan giống, chuyển giao công nghệ cho bà con trong nước. Nay vợ chồng mình tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài. Tác động của dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến đầu ra, nhưng mình không quá lo, bởi các mối tiêu thụ trong nước vẫn ổn. Hiện tại, mình đang tập trung cho đầu tư công nghệ, mở rộng vườn… Mặc dù đây mới là giai đoạn đầu của khởi nghiệp ở môi trường mới, nhưng mình thấy rằng thu nhập từ nghề này mang lại tốt hơn so với mức lương kỹ sư trước đây của hai vợ chồng. Dự án do hai vợ chồng làm ra, đến với bạn hàng bằng hình ảnh chân thật để có được lòng tin”, chị Lan tâm sự.

Vườn lan khởi nghiệp của một bạn trẻ ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Ảnh: Hoàng Hùng

Vườn lan khởi nghiệp của một bạn trẻ ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Ảnh: Hoàng Hùng

Gần 20 năm khởi nghiệp và trụ vững trên thương trường, ông Nguyễn Văn Thảo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn xanh (TRIBAT), tổng kết, người trẻ muốn khởi nghiệp không thể nôn nóng và chụp giựt. Bởi vì, trường hợp các bạn trẻ chỉ “vẽ” dự án, “thổi” lên cho hào nhoáng để thu hút đầu tư, nhưng lại thiếu trải nghiệm thì sớm muộn gì các nhà đầu tư cũng sẽ biết. Lý thuyết và thực tế chênh nhau nhiều. Mà doanh nghiệp trẻ bao giờ cũng thiếu nguồn lực, kể cả nhân lực và tài lực. Thêm nữa, trong kinh doanh cần đảm bảo 3 yếu tố chính, gồm: quản trị, có đầu óc về kinh doanh, am hiểu chuyên môn; nhưng doanh nghiệp trẻ thường bị khuyết một trong các yếu tố này. “Năm 2001, bên mình mới thành lập công ty chuyên về đất sạch trồng cây và thị trường lúc này khá hiếm. Mình đam mê công việc, nhận thấy đây là cơ hội. Từ quy mô nhỏ đi lên, đến nay mình đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm”, ông Nguyễn Văn Thảo thông tin.

TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TPHCM, cho hay, người Việt Nam quan niệm rằng, không có gì thắng được ăn chắc mặc bền, tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đối với các doanh nghiệp, tốt từ bên trong vẫn là cách tiếp cận hay nhất, khôn ngoan nhất… Các bạn trẻ nghĩ rằng, tô vẽ cho các dự án khởi nghiệp thật đẹp sau đó thu hút đầu tư là cách làm thông minh, nhưng đó là cách nghĩ nguy hiểm. Ví dụ, cùng mặt hàng là chiếc điện thoại di động, nhưng chiếc có giá cao, được đầu tư chất lượng cả hình thức lẫn nội dung vẫn được khách hàng quan tâm hơn. Ngược lại, những chiếc giá rẻ, đẹp mã, dùng được vài lần sẽ hỏng, rất ít người để ý. Sản phẩm có sự đầu tư chất xám, bán giá cao, người khác vẫn thích. Các bạn trẻ khởi nghiệp hãy hướng tới những giá trị ổn định, bền vững. Thời gian này, sau giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, giúp mọi người có thời gian nhìn lại cách tiếp cận công nghệ, dịch vụ, các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư mạo hiểm, sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn, thận trọng hơn. “Bài học từ các nhà đầu tư đã thử lửa, đang làm nên tên tuổi hiện nay của TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung là những ví dụ điển hình. Lớp trẻ khởi nghiệp sẽ học hỏi được nhiều điều từ chính các anh chị đi trước”, ông Trần Quang Thắng khuyến nghị.

Thời điểm này chính là lúc nhiều người bắt đầu khởi nghiệp để tận dụng cơ hội khi dịch bệnh trên thế giới chưa thực sự kết thúc, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn tăng mạnh, đặc biệt là ăn uống, mua sắm… Đây cũng lúc nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực đang “ngồi im”, lặng lẽ quan sát và chờ cơ hội sẽ góp vốn bất cứ lúc nào cho những doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá cao, mức tín nhiệm tốt. Tuy vậy, yêu cầu được đặt ra sẽ ngày càng khắt khe hơn và chắc chắn không còn đất sống cho những doanh nghiệp ưa “nổ”, làm ăn điên đảo, muốn làm giàu chóng vánh.

Giữa tháng 5, Công ty Luật Hợp danh YKVN đại diện 4 nhà đầu tư nước ngoài đã gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an về việc ông Huy Nhật (sáng lập Công ty Huy Việt Nam, chủ chuỗi nhà hàng Món Huế) lừa đảo chiếm đoạt 25 triệu USD trong dự án bất động sản tại Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các nhà đầu tư tìm hiểu và biết rằng, đây chỉ là dự án không có thực do ông Huy Nhật “vẽ” ra. Trước đó, năm 2018, ông này giới thiệu cho 4 nhà đầu tư nước ngoài (MF, Gifted, Harvest, Fenghe) đầu tư phát triển bất động sản nghỉ dưỡng mang tên Horizon Langco ở Lăng Cô, quy mô sử dụng đất 162ha, với các báo cáo thuyết minh hoành tráng, như: dự án ở nước ngoài, chỉ số lợi nhuận, doanh số bán ra…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học khởi nghiệp cho các “nhà đầu tư mạo hiểm” tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711616366 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711616366 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10