Sự cố xã hội hóa sách giáo khoa thời gian vừa qua “là bài học cay đắng, bài học xương máu cho các nhà quản lý giáo dục
Đại biểu Phạm Thi Minh Hiền (đoàn Phú Yên) nhấn mạnh như vậy khi thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, ngày 29/3.
Tại phiên thảo luận, rất nhiều ý kiến của các đại biểu đãchia sẻ những khó khăn mà Chính phủ phải đối mặt trong nhiệm kỳ qua, đồng thời khẳng định Chính phủ đã có một nhiệm kỳ thành công.
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề tồn tại và nêu kiến nghị cho Chính phủ nhiệm kỳ tới.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, đại biểu rất ấn tượng với nhưng kết quả mà Chính phủ đạt được trong 5 năm qua, rất ghi nhận sự thẳng thắn của Chính phủ về những tồn tại hạn chế, rất chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn, thách thức, ấn tượng rất sâu sắc về một nhiệm kỳ Chính phủ thành công, liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ nhân dân, nói không với tham nhũng, gần dân, sát dân, giải quyết những vấn đề của đời sống, một Chính phủ quyết tâm phục vụ nhân dân.
"Chúng tôi rất ấn tượng với những chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi lắng nghe ý kiến nhân dân, như kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, thực hiện mục tiêu kép trong năm 2020. Đó là sức mạnh của niềm tin, của lòng tự hào dân tộc”, đại biểu Mai Hoa phát biểu.
Tuy nhiên, đại biểu nêu rõ, sự chuyển động chưa đều, vẫn có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, cơ chế xin cho… Khi một cỗ máy vận hành thì chỉ một chi tiết nhỏ lỡ nhịp thì sẽ ảnh hưởng tới cả cỗ máy. Đại biểu cũng nêu nhiều kiến nghị về nội dung trong nhiệm kỳ tới, “hiểu điều dân muốn, làm điều dân cần”. Khắc phục bệnh hình thức trong đánh giá.
Có mặt tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Thi Minh Hiền (đoàn Phú Yên) bày tỏ thống nhất và đánh giá cao báo cáo nhiệm kỳ mà Thủ tướng trình bày. Đại biểu Hiền gửi gắm hai vấn đề tới Chính phủ nhiệm kỳ tới.
Thứ nhất là mong Chính phủ nhiệm kỳ tới dành thời gian rà soát chính sách sử dụng nhân tài bởi vấn đề con người có ý nghĩa quyết định đến năng lực của bộ máy. Theo đại biểu Hiền, bộ máy của chúng ta có hai nhóm chuyên gia: nhóm chuyên gia thông thái và nhóm chuyên gia thông minh. Trong đó, nhóm chuyên gia thông minh nắm bắt tốt lĩnh vực của mình nhưng khi có trở ngại hoặc vướng mắc, họ chỉ muốn giữ “an toàn” trong lĩnh vực quen thuộc của mình. Do đó, khi tư duy hoạt động bị thu hẹp theo lối mòn thì khả năng sáng tạo sẽ không còn.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền mong muốn Chính phủ kiên quyết xóa bỏ lối mòn tư duy, khuyến khích năng lực sáng tạo, đổi mới của từng cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy.
Vấn đề thứ hai đại biểu Hiền quan tâm là công tác giáo dục. Theo đại biểu Hiền, sự cố xã hội hóa sách giáo khoa thời gian vừa qua “là bài học cay đắng, bài học xương máu cho các nhà quản lý giáo dục”. Điều đáng nói là khi xã hội đã thấy rõ những hậu quả mà nhiều học sinh và gia đình đang phải đối mặt thì vấn đề cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm này lại chưa rõ ràng. Do đó, đại biểu đề nghị “đừng xem trách nhiệm là trái bóng” và Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế tăng thêm kỷ cương quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
14:38, 29/03/2021
14:05, 29/03/2021
11:05, 29/03/2021
11:00, 29/03/2021
11:00, 29/03/2021
10:12, 29/03/2021
05:00, 29/03/2021
12:05, 27/03/2021
13:00, 26/03/2021
16:31, 25/03/2021
10:00, 25/03/2021
10:44, 24/03/2021
10:32, 24/03/2021
10:21, 24/03/2021
09:58, 24/03/2021