COVID-19 đưa con người sống gần nhau hơn

Diendandoanhnghiep.vn Trong hai năm diễn ra đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi giữa con người với con người trong xã hội Việt Nam.

>>COVID-19: Xoay chuyển tình thế bằng sự sáng tạo

Covid-19 đã làm cho con người Việt Nam gần nhau hơn. Trước đây có thể chưa biết hoặc không thân nhau, nhưng chính covid-19 đã mang mọi người lại gần nhau hơn.

Covid-19 đã làm cho con người Việt Nam gần nhau hơn. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Covid-19 đã làm cho con người Việt Nam gần nhau hơn. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Hàng xóm láng giềng, bà con thân thích hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Thậm chí, với những người ở xa như bộ đội, nhà sư đều chung tay cùng chăm sóc bệnh nhân.

Chung tay chống đại dịch

Người Việt Nam vẫn có một truyền thống rất tốt đẹp, đó là khi khó khăn nhất thì cũng là lúc có nhiều sáng kiến nhất. Đặc biệt, tính cách con người được bộc lộ rõ ràng nhất. Đại dịch Covid-19 là một thử thách giữa con người với con người. Chúng ta bắt gặp rất phổ biến tình yêu thương đồng loại, như sự tận tình chăm sóc bệnh nhân của các y, bác sĩ, bộ đội mua sắm hàng hoá cho mỗi hộ dân trong thời điểm giãn cách, những người lái xe chở bệnh nhân không thu phí…

Các thanh niên tình nguyện đóng gói hàng hoá gửi biếu người dân vùng dịch, những người buôn bán lẻ có tâm sẵn sàng bán giá hợp lý cho người tiêu dùng. Như vậy, qua hai năm đại dịch mối quan hệ giữa con người với con người Việt Nam ngày càng gắn chặt, đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn. Người Việt Nam đã thể hiện được tinh thần yêu nước, thương nòi, đùng bọc, yêu thương nhau.

Về các tác động kinh tế, như sản xuất, thương mại, phân phối, xuất nhập khẩu. Ví dụ, chu kỳ sản xuất, ca sản xuất, sản lượng hàng sản xuất cũng phải thay đổi theo đại dịch. Đã có những doanh nghiệp phải làm nhà tạm cho công nhân ở vì không được về nhà, sản xuất chia thành nhiều ca, kíp do giãn cách xã hội để phòng, chống dịch.

Đại dịch Covid-19 là một thử thách giữa con người với con người. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Đại dịch Covid-19 là một thử thách giữa con người với con người. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã phải thực hiện công việc sản xuất trong điều kiện đặc biệt khó khăn. Nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo ổn định sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Có những hình ảnh ban đêm người nông dân thay phiên thu hoạch nông sản do phải thực hiện giãn cách xã hội để phục vụ tại chỗ cũng như phân phối hàng hoá đi các vùng, miền khác trên cả nước.

Sản xuất là đầu vào tiêu thụ của toàn xã hội, nếu bị ách tắc sản xuất thì sẽ rất nguy hiểm. Với hệ thống phân phối, thương mại trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua đã ứng biến rất linh hoạt, như vừa bán hàng trực tiếp kết hợp bán hàng online, giao hàng tại nhà, chia sẻ, đóng gói hàng hoá, tổ chức sơ chế hàng hoá sẵn để người tiêu dùng có thể nấu ăn được ngay tại gia đình.

Hoặc tìm kiếm những nguồn hàng dễ sử dụng cho các gia đình, như mì tôm hay thức ăn sẵn… Như vậy, hệ thống phân phối cũng có sự đóng góp rất lớn vào thành công với cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

>>Tết và nguy cơ bùng phát dịch COVID-19

>>Quy định rõ trách nhiệm chậm thanh toán phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Thích ứng với đại dịch

Covid-19 cũng đã tác động đến nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ. Các bệnh viện, trạm xá… tiêm phòng dịch, cứu chữa bệnh nhân, mai táng những bệnh nhân xấu số. Cũng đã có những y, bác sĩ hy sinh trong cuộc chiến với đại dịch. Đây là những tấm gương anh hùng.

qua hai năm đại dịch mối quan hệ giữa con người với con người Việt Nam ngày càng gắn chặt, đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Qua hai năm đại dịch mối quan hệ giữa con người với con người Việt Nam ngày càng gắn chặt, đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Có một sự hy sinh lớn lao khác là sự xa cách. Mặc dù, rất gần nhà nhưng không thể về thăm, hai vợ chồng cùng chống dịch trong một bệnh viện nhưng cũng không thể gặp được nhau. Đây là những hình ảnh rất đáng được trân trọng đối với đội ngũ y, bác sĩ ngành y.

Khi đại dịch xảy ra đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, giá cước vận chuyển tăng cao.Từ đó đặt ra câu hỏi các ngành hàng xuất khẩu sẽ giải quyết bài toán này như thế nào? Tác động đầu tiên là mối quan hệ bạn hàng cũ, mới, tiếp đến là quan hệ hợp đồng kinh tế, giá thành trong đại dịch.

Nhưng các doanh nghiệp đã có rất nhiều sáng kiến để giải quyết những khó khăn này. Điều này được minh chứng qua việc xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ ổn định ngay giữa tâm điểm của đại dịch. Đây là một bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh tế khi có những sự cố bất ngờ xảy ra.

Người Việt Nam đã thể hiện được tinh thần yêu nước, thương nòi, đùng bọc, yêu thương nhau. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Người Việt Nam đã thể hiện được tinh thần yêu nước, thương nòi, đùng bọc, yêu thương nhau. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Từ đại dịch Covid-19, chúng ta đã thấy xuất hiện những anh hùng, người dũng cảm, người tử tế. Tuy nhiên, cũng có những người lợi dụng cơ hội để trục lợi, như kit test xét nghiệm, một số siêu thị nâng giá hàng hoá, bán hàng hết thời hạn…

Mặc dù đây chỉ là số nhỏ, “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng khi khó khăn một mặt đã xuất hiện những người tử tế, đồng thời cũng phát hiện ra những kẻ kinh doanh trục lợi. Trục lợi trong thời điểm khó khăn như đại dịch Covid-19 là một tội ác. Hiện nay chúng ta đang tiếp xử lý tội danh của những con người nhẫn tâm đó.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19 đưa con người sống gần nhau hơn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713478567 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713478567 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10