Bài toán khó của Vĩnh Hoàn

Diendandoanhnghiep.vn Sự thay đổi về thị trường tiêu thụ cũng như những khó khăn nội tại của sản phẩm cá ngừ đã khiến cho thị phần xuất khẩu của Vĩnh Hoàn gặp nhiều thách thức.

CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) thông qua Nghị quyết Hội đồng quản trị thống nhất chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phiếu). Nguồn vốn thực hiện chi trả cổ tức từ lợi nhuận chưa phân phối đến thời giảm hiện tại năm 2018.

Kế hoạch đầy tham vọng

Với hơn 92,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính tổng số tiền mà Vĩnh Hoàn chi trả đợt cổ tức này gần 185 tỷ đồng.

Theo cơ cấu cổ đông của công ty, bà Trương Thị Lê Khanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện đang là cổ đông lớn nhất với gần 39,6 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 42,8% vốn. Cổ đông tổ chức và cũng là cổ đông nước ngoài lớn nhất là Tập đoàn Mitsubishi từ Nhật Bản với 6 triệu cổ phần, tương ứng gần 6,5% vốn.

Như vậy, bà Khanh sẽ nhận được hơn 79 tỷ đồng và Tập đoàn Mitsubishi nhận được hơn 12 tỷ đồng trong đợt cổ tức này.

Năm 2018, Vĩnh Hoàn đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 9.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 650 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 10% so với năm 2017. Công ty cho biết Trung Quốc, Nhật Bản và Mexico sẽ là các thị trường xuất khẩu chiến lược trong giai đoạn tới.

Năm 2017, công ty đạt doanh thu hơn 8.150 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Lợi nhận sau thuế đạt 593 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016. Với kết quả này, Vĩnh Hoàn chỉ đạt được 88,6% kế hoạch doanh thu và gần sát kế hoạch lợi nhuận đề ra hồi đầu năm.

Trong báo cáo, Vĩnh Hoàn cho biết năm 2017 thị phần xuất khẩu cá tra đạt 15% và đứng đầu ngành sau đó đến Công ty Cổ phần Hùng Vương (Mã: HVG) với 7%. Năm 2017, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trong ngành cá tra của Việt Nam.

Vĩnh hoàn có đến 300 khách hàng nằm ở 40 quốc gia, trong đó 10 khách hàng lớn đã chiếm đến 47% tổng doanh thu cả năm 2017.

Năm 2017 cũng ghi nhận việc dịch chuyển thị trường xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ Latinh. Thị trường truyền thống là Mỹ vẫn chiếm đến 51% tổng doanh thu xuất khẩu.

Sang đến năm 2018, Trung Quốc, Nhật Bản và Mexico sẽ là các thị trường chiến lược của Vĩnh Hoàn.

Bài toán khó của Vĩnh Hoàn

Theo phân tích của giới chuyên gia, phần lớn các DN ngành thủy sản đang tiềm ẩn khá nhiều rủi ro không chỉ trong việc tìm kiếm thị trường, bất lợi về chính sách đến từ các nước xuất khẩu... khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó. Là một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực này, VHC chắc chắn cũng gặp những khó khăn chung của ngành.

Đặc biệt, diễn biến xuất khẩu tại các thị trường chính đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất trong nước. Mỹ là thị trường xuất khẩu số một của cá tra Việt Nam, vì vậy khi Luật Trang trại (Farm Bill) triển khai sớm khiến nhiều doanh nghiệp không khỏi lo lắng.

Bản thân lãnh đạo VHC khi nói về những khó khăn khi xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ cũng cho biết, công ty có hai kế hoạch chính đối với thị trường này là khi xuất khẩu sẽ hoạt động kinh doanh theo luật của nước sở tại, đáp ứng và vượt qua các rào cản thương mại để phù hợp thị trường. Trong hai năm qua, VHC cũng phải có những hoạt động để ứng phó với chương trình Farm Bill như kỹ thuật chứng minh tương đồng, marketing các thông điệp đến những người làm chính sách này của Mỹ, vận động hành lang…

Ngoài ra, yếu tố nguồn cung và giới hạn về công suất cũng là yếu tố doanh nghiệp xuất khẩu như Vĩnh Hoàn bị ảnh hưởng. Hiện, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục ở mức cao nhưng sản lượng cá khó tăng nhiều. Tỉnh Đồng Tháp đánh giá, tuy giá cá tra nguyên liệu cao nhưng người dân vẫn dè dặt trong việc tăng sản lượng do không dự báo được nhu cầu trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Giới phân tích nhận định, giá cá tra nguyên liệu tăng nhưng sản lượng cá tra nhìn chung khó có thể tăng nhiều trong thời gian tới khi chính sách bảo hộ cá da trơn các nước không thay đổi,vì vậy người nuôi vẫn rất cẩn trọng khi tăng sản lượng.

Tại ĐHCĐ thường niên tổ chức vào tháng 5/2017, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VHC cho biết, giá cá tra nguyên liệu đã bắt đầu tăng từ tháng 10/2016 đến nay, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng nhất định.

Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu tăng kéo theo giá bán tăng nhưng với một số khách hàng, đặc biệt thị trường xuất khẩu VHC không thể tăng giá ngay mà phải tăng từ từ trong biên độ cho phép để khách hàng chấp nhận mức giá cao hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài toán khó của Vĩnh Hoàn tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714301375 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714301375 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10