Bản chất “hai mặt” của sàn thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Vụ việc hãng mỹ phẩm L’Oreal kiện sàn eBay đã đặt ra một bài học cho các sàn thương mại điện tử trong việc quản lý hoạt động mua bán của người dùng.

L’Oreal là hãng mỹ phẩm cao cấp đến từ Pháp, sở hữu nhiều nhãn hiệu quốc gia cũng như nhãn hiệu cộng đồng Liên minh châu Âu (EU); trong khi đó, eBay là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay.

 First News kiện sàn Lazada ra TAND Quận 1, TP.HCM với cáo buộc Lazada tiếp tay cho kinh doanh bản in giả nhiều đầu sách của mình.

First News kiện sàn Lazada ra TAND Quận 1, TP.HCM với cáo buộc Lazada tiếp tay cho kinh doanh bản in giả nhiều đầu sách của mình.

L’Oreal kiện eBay tiếp tay cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Năm 2007, L’Oreal gửi đơn kiến nghị yêu cầu eBay giải quyết tình trạng mua bán trái phép sản phẩm mang nhãn hiệu của hãng này diễn ra trên sàn eBay. Mặc dù eBay đã tiến hành một số động thái khắc phục, nhưng LOreal cho rằng chưa thỏa đáng và khởi kiện eBay cùng một số nhà bán hàng trên eBay ra Tòa Tối thượng Công lý Vương quốc Anh.

Tháng 5/2019, Tòa Tối thượng Công lý nhận định rằng eBay không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu do người dùng thực hiện, nhưng vẫn yêu cầu eBay phải hành động quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn vi phạm tiếp tục diễn ra.Tuy nhiên, Tòa cũng tạm hoãn xét xử để chờ tham vấn Tòa Công lý châu Âu (CJEU) về các vấn đề liên quan đến Sắc lệnh 89/104, Quy chế 40/94 về Nhãn hiệu, và Sắc lệnh 2000/31 về Thương mại điện tử.

4 nội dung cơ bản đã được CJEU trả lời rõ ràng như sau:

(1) Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn chặn việc quảng cáo và kinh doanh tiểu ngạch sản phẩm mang nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử hay không, khi các sản phẩm đó được dành riêng cho thị trường bên ngoài EU?4 nội dung cơ bản đã được CJEU trả lời rõ ràng như sau:

Tòa CJEU hướng dẫn: Các quy tắc về nhãn hiệu của EU có hiệu lực kể từ thời điểm một sản phẩm tuy chưa lưu thông trên thị trường EU nhưng đã có những dấu hiệu hướng đến đối tượng khách hàng thuộc EU. Do đó, Tòa án quốc gia cần xem xét các yếu tố để xác định tập khách hàng mà người bán hướng đến. Chẳng hạn, nếu người bán bên ngoài châu Âu nhưng sẵn sàng chuyển phát hàng đến địa chỉ bên trong châu Âu, lúc này, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn chặn.

Ngoài ra, việc mua bán các sản phẩm mẫu miễn phí, sản phẩm thử nghiệm được dán nhãn “not-for-sale” cũng bị xem là bất hợp pháp. Đối với một số loại mặt hàng xa xỉ, việc mua bán hàng hóa đã bị mở hộp, gỡ bỏ niêm phong cũng có thể bị xem là bất hợp pháp do việc đó có thể ảnh hưởng đến hình ảnh sản phẩm. 

(2) Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn chặn sàn thương mại điện tử quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu thông qua các keywords có trả phí hay không?

Tòa CJEU hướng dẫn: Chủ sở hữu được quyền ngăn chặn các quảng cáo mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, bao gồm cả dưới dạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm nếu quảng cáo đó không cung cấp đủ thông tin, hoặc có thể khiến khách hàng nhầm lẫn về nguồn gốc người bán. Ở trường hợp của eBay, quảng cáo có trả phí của sàn này có thể khiến khách hàng nhầm lẫn rằng đó là sản phẩm được phân phối chính hãng.

(3) Sàn thương mại điện tử có được hưởng cơ chế miễn trách nhiệm đối với vi phạm của người dùng hay không?
Tòa CJEU hướng dẫn: Điều 14, Sắc lệnh 2000/31 về Thương mại điện tử miễn trừ trách nhiệm cho nhà cung cấp dịch vụ máy chủ trung gian (hosting). Tuy nhiên, Tòa án quốc gia cần lưu ý, sàn thương mại điện tử sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ nếu có vai trò tích cực đối với hành vi xâm phạm của người dùng. Với trường hợp eBay, sàn này có thể bị xem là chưa thực thi triệt để vai trò quản lý, thậm chí phải chịu trách nhiệm một phần do đã hỗ trợ người dùng trong việc tối ưu hóa hiển thị quảng cáo.

(4) Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể được trao quyền gì để ngăn chặn hành vi xâm phạm diễn ra trên sàn thương mại điện tử?

Tòa CJEU hướng dẫn: Sàn thương mại điện tử hoặc phải tự mình giải quyết vấn đề xâm phạm, hoặc phải cung cấp công cụ cần thiết cho chủ sở hữu quyền can thiệp. Sàn thương mại điện tử cần hành động tích cực không chỉ để chấm dứt hành vi xâm phạm, mà còn để ngăn ngừa hành vi đó tiếp tục tái diễn.

eBay vẫn thắng kiện, nhưng đã đến lúc các sàn TMĐT cần siết chặt quản lý

eBay vẫn thắng kiện, không chỉ ở Anh, mà còn trong các vụ kiện tương tự ở Pháp hay Bỉ. Nhưng chính LOreal cũng tuyên bố đã giành được những kết quả tích cực. Trên cơ sở hướng dẫn của Tòa CJEU, các sàn thương mại điện tử giờ đây không còn có thể núp sau “Bến an toàn” dưới danh nghĩa máy chủ trung gian để trốn tránh trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của người bán. Tòa Tối thượng Vương quốc Anh cũng yêu cầu eBay tiết lộ danh tính và địa chỉ người bán, đồng thời phải có cơ chế giải quyết khiếu nại từ người dùng, đặc biệt là chủ sở hữu nhãn hiệu. Như vậy, vụ kiện đã buộc các sàn thương mại điện tử phải siết chặt quản lý hoạt động của người bán hàng trên nền tảng của mình.

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hoạt động của nhà bán hàng trên các nền tảng phổ biến như Lazada, Shopee gần như không có sự kiểm soát, dẫn đến tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng xâm phạm nhãn hiệu tràn lan.

Năm 2020, Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ đã điểm tên Shopee là website diễn ra tình trạng xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Cũng trong năm 2020, công ty phát hành sách First News kiện sàn Lazada ra Tòa án Nhân dân Quận 1 (thành phố Hồ Chí Minh) với cáo buộc Lazada tiếp tay cho việc kinh doanh bản in giả nhiều đầu sách của mình.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, pháp luật Việt Nam cần sớm ban hành khung pháp lý toàn diện cho hoạt động của sàn thương mại điện tử. Một mặt, xây dựng cơ chế miễn trách nhiệm để đảm bảo sự thông suốt và tự do của thương mại điện tử; mặt khác, đặt ra các điều kiện khắt khe để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền lợi của khách hàng. Đồng thời, các sàn thương mại điện tử cũng phải sớm có các hành động quyết liệt để chấm dứt tình trạng xâm phạm diễn ra trên nền tảng của mình nếu muốn mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế vốn vô cùng khắt khe như Hoa Kỳ hay châu Âu.

Nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên Internet (Internet Service Providers-ISP) là nơi tạo ra nền tảng cho hoạt động trao đổi thông tin và luân chuyển nội dung số trong không gian mạng. Ngày nay, một loại hình trung gian ngày càng đóng vai trò quan trọng chính là các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), tiêu biểu như Amazon, eBay… hay Shopee, Tiki, Lazada…phổ biến ở Việt Nam. Nhằm đảm bảo sự thông suốt của Internet, các nhà lập pháp đã tạo ra cơ chế miễn trách nhiệm cho ISP, cũng như sàn TMĐT nói riêng, đối với các hành vi xâm phạm do bên thứ ba (người dùng) thực hiện trên nền tảng trung gian. Ở Hoa Kỳ và châu Âu, cơ chế này thường được gọi là “Safe Harbour” (Bến an toàn). Việt Nam mặc dù chưa xây dựng được một cơ chế toàn diện cho việc miễn trách nhiệm, nhưng Luật Công nghệ thông tin 2006 cũng đã bước đầu tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, các ISP đều đương nhiên được miễn trừ trách nhiệm.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bản chất “hai mặt” của sàn thương mại điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711717320 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711717320 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10