Chính phủ quyết liệt “giảm chi phí cho doanh nghiệp” trong 2018; Xả trạm BOT ùn ứ quá 700m trong dịp Tết; Thủ tướng yêu cầu xem xét, rà soát việc bổ nhiệm GS, PGS; Vui buồn chuyện thưởng tết; Giới đầu tư kỳ vọng gì ở cổ phiếu "vua" trong năm 2018?; Vinasun kiện Grab và những vấn đề pháp lý cần làm rõ... là những tin nóng trong tuần từ 5 -10/2/2018.
1. Chính phủ quyết liệt “giảm chi phí cho doanh nghiệp” trong 2018
Cải cách thủ tục hành chính, tạo chuyển biến về môi trường kinh doanh; triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển doanh nghiệp; hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp… là một số giải pháp chính sẽ được Chính phủ tiếp tục thực hiện trong năm 2018 nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết Tại đây.
2. Đảm bảo giao thông Tết: Xả trạm BOT ùn ứ quá 700m
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT đảm bảo thông xe, không được để xảy ra ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán, khi xảy ra ùn tắc từ 700m trở lên do bất cứ vấn đề gì đều phải xả trạm BOT để giải quyết.
>> Xem chi tiết Tại đây.
3. Thủ tướng: Thương vụ đừng ngồi chờ doanh nghiệp đến “nhờ” mới làm
Tại Hội nghị tham tán thương mại năm 2018 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/2 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Thương vụ và tham tán quyết tâm hành động mạnh mẽ, không ngồi chờ doanh nghiệp đến "nhờ" giúp. Thủ tướng cũng đề nghị có biện pháp xử lý cần thiết, thuyên chuyển những cán bộ làm tham tán thương mại ở các nước mà không biết làm việc.
Thủ tướng cũng lưu ý, còn có cán bộ “lo việc nhà hơn việc nước”, hời hợt, ít am hiểu thị trường, chưa thông thạo công việc, ngại khó ngại khổ hay còn có thương vụ ít đề xuất về nước những vấn đề đặt ra đối với thị trường mình phụ trách.
>> Xem chi tiết Tại đây.
4. Thủ tướng yêu cầu xem xét, rà soát việc bổ nhiệm GS, PGS
Sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS sư năm 2017, có nhiều thông tin phản ánh số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS tăng đột biến so với các năm trước, cùng nhiều lo ngại về chất lượng (như không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học…); một số thành viên Hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lương bảo đảm chất lượng theo quy định; báo cáo Chính phủ trước ngày 20/2/2018.
>> Xem chi tiết Tại đây.
5. Vui buồn chuyện thưởng tết
Tết. Có người thưởng tết cả tỷ đồng, sắm cả ôtô du xuân, tậu nhà tậu đất toàn vị trí đắc địa. Năm nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có doanh nghiệp FDI thưởng tết dương lịch 1,5 tỷ đồng, tết âm lịch cũng có mức thưởng đứng đầu cả nước, 855 triệu đồng, còn doanh nghiệp trong nước bình quân 8,3 triệu đồng/người.
Nhưng đó là chuyện của những người làm việc trong ngành dầu khí, viễn thông, ngân hàng, công ty, tập đoàn nước ngoài. Số đó không nhiều và những gì họ cống hiến ròng rã mười hai tháng trời là xứng đáng, nó không giống với kiểu làm đánh kẻng khua chiêng, sáng cắp ô đi tối cắp ô về, sáng phất phơ trà lá, chiều lai rai chén chú chén anh. Những người này nằm "khúc giữa" trong câu chuyện thưởng tết.
>> Xem chi tiết Tại đây.
6. Sao lại bỏ Tết cổ truyền?
Năm nào cũng có ý kiến đòi "thủ tiêu" tết Nguyên đán – sự kiện được chờ đợi nhất trong năm của người Kinh, tộc người chiếm đa số trên lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân có vô vàn, như để thuận tiện hội nhập, bớt tốn kém, hạn chế các vấn đề ngoài ý muốn nảy sinh… Bỏ tết không khó, nếu không muốn nói là quá dễ với cơ quan chức năng. Nhưng như vậy sẽ bỏ luôn những giá trị truyền thống tốt đẹp có trong tết. E rằng, lợi bất cập hại.
>> Xem chi tiết Tại đây.
7. Giới đầu tư kỳ vọng gì ở cổ phiếu "vua" trong năm 2018?
Trong năm 2017, giá cổ phiếu ngành ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ thông tin thị trường, có sức lan tỏa nên được đặc biệt chú ý so với các lĩnh vực khác, đây là nhóm cổ phiếu "vua" có sức hút với nhà đầu tư. Vậy giá cổ phiếu "vua" trong năm 2018 thế nào?
>> Xem chi tiết Tại đây.
8. Cổ phiếu la liệt “nằm sàn” có đáng lo?
Thị trường tăng nhanh khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi, tuy nhiên giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những cổ phiếu có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào.
>> Xem chi tiết Tại đây.
9. Chủ tịch UBCKNN nêu hai nguyên nhân khiến thị trường rực lửa
Lý giải về việc thị trường chứng khoán (TTCK) giảm điểm mạnh 2 phiên liên tiếp trên VTV, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho rằng có 2 nguyên nhân chính.
>> Xem chi tiết Tại đây.
10. 10 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2017, 10 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam thì đứng đầu là Pa-ki-xtan và thứ hai là Đài Loan. Các thị trường lớn tiếp theo là Nga, Trung Quốc, UAE, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ...
>> Xem chi tiết Tại đây.
11. “Vàng đen” gặp “vận đen”
Nếu 5 năm trước, hồ tiêu được coi là “vàng đen” với người dân của vùng Tây Nguyên, thì từ năm 2017 tới nay, hồ tiêu đã thành “vận đen” của rất nhiều hộ nông dân trồng loại cây này.
>> Xem chi tiết Tại đây.
12. Vì sao chỉ có 3 chiếc ô tô con nhập khẩu về Việt Nam tuần qua?
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần (26/1-1/2) chỉ có 23 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại được mở tờ khai hải quan, với tổng trị giá đạt gần 1,66 triệu USD. Vì sao lại như vậy?
>> Xem chi tiết Tại đây.
13. Doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan hợp tác triển khai kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan hợp tác triển khai kinh tế tuần hoàn là một trong những nội dung chính của buổi làm việc mới đây giữa ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI và ông Hans de Boer, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Hà Lan.
>> Xem chi tiết Tại đây.
14. Khủng hoảng chính trị đã tàn phá Maldives như thế nào?
Ông Abdulla Yameen, Tổng thống Maldives đã cử các phái viên tới Trung Quốc, Pakistan và Saudi Arabia để kêu gọi sự hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại quốc gia Ấn Độ Dương này.
>> Xem chi tiết Tại đây.
15. Tại sao chứng khoán Mỹ lại rơi vào vòng xoáy giảm giá?
Sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ cũng đã tác động đến chứng khoán toàn cầu. Theo đó, sáng nay chỉ số Nikkei giảm 3,22%, với sự sụt giảm cổ phiểu của phần lớn các lĩnh vực như ô tô, tài chính, sản xuất công nghiệp, công nghệ; Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 2,19%; chỉ số Shanghai Composite giảm 5,73%; CSI 300 giảm 6,1%; VN-Index giảm hơn 3%;...
Sở dĩ chứng khoán Mỹ giảm mạnh trở lại là do các nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu đang lo ngại xu hướng đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ của các NHTW trên thế giới.
>> Xem chi tiết Tại đây.
16. Tại sao hơn 550 tỷ USD "bốc hơi" khỏi thị trường tiền ảo?
Hơn một nửa nghìn tỷ USD đã bị xóa sạch khỏi toàn bộ thị trường tiền ảo chỉ trong chưa đầy một tháng, khi giá các đồng tiền ảo phổ biến sụt giảm mạnh. Tại sao?
>> Xem chi tiết Tại đây.
17. Habeco có còn hấp dẫn?
Trong khi đối thủ Sabeco lại tăng trưởng tới 12% Habeco lại có kết quả kinh doanh giật lùi trong năm 2017. Doanh thu thuần theo công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/20172.597 tỷ đồng của Habeco giảm mạnh 1.125 tỷ đồng (30%) so với cùng kỳ năm trước.
>> Xem chi tiết Tại đây.
18. Lực cản của VNsteel
Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, có tăng trưởng so với cùng kì nhưng vẫn còn nhiều trở lực đợi Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) ở phía trước.
>> Xem chi tiết Tại đây.
19. Đạm Hà Bắc tiếp tục lỗ khủng
Công ty Cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc) là một trong 4 "quả đấm thép" của Vinachem, thuộc 12 đại dự án thuộc Bộ Công Thương hiện đang chìm trong thua lỗ, luỹ kế đến nay Đạm Hà Bắc đã lỗ tổng cộng 2.332 tỷ đồng.
>> Xem chi tiết Tại đây.
20. Sáp nhập với đường Biên Hòa, SBT có một "mùa mía ngọt"?
Theo Báo cáo tài chính vừa mới công bố, doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT – HOSE) đều tăng vọt nhờ đóng góp lớn từ thương vụ sáp nhập với Đường Biên Hòa.
>> Xem chi tiết Tại đây.
21. Thế giới Di động "mắc kẹt" với hàng tồn kho
Theo báo cáo tài chính vừa mới công bố, dù là doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ nhưng Thế giới Di động (MWG) cũng phải đối mặt với con số hàng tồn kho, nợ phải trả không hề nhỏ.
>> Xem chi tiết Tại đây.
22. Vinafood 2 có "dễ xơi"?
Là doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ, nhưng kết quả kinh doanh lại không mấy khả quan, tồn tại nhiều khoản thua lỗ nặng nề cùng những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, điều hành khiến Vinafood 2 kém dấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trước thềm IPO.
>> Xem chi tiết Tại đây.
23. VRG: Không còn sức "đàn hồi"
Với số lượng cổ phần đăng ký trong phiên đấu giá chỉ chiếm 1/5 so với khối lượng nhà nước muốn bán, buổi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trở thành phiên IPO tẻ nhạt nhất trong số những thương vụ IPO đình đám đầu năm 2018. VRG có vẻ như không còn sức "đàn hồi".
>> Xem chi tiết Tại đây.
24. Liều lĩnh đầu tư đất nền
Liều lĩnh chạy theo xu hướng thị trường mà chưa tìm hiểu kỹ thông tin là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư nghiệp dư tiền mất tật mang khi tham gia vào cơn sốt đất nền.
>> Xem chi tiết Tại đây.
25. Mượn danh ngân hàng thanh lý tài sản bất động sản cuối năm
Chiêu mượn danh ngân hàng thanh lý tài sản bất động sản đang diễn ra rầm rộ tại Hà Nội và TP.HCM. Không chỉ gọi điện quảng cáo mà hình thức này đang diễn ra một cách công khai ngay.
>> Xem chi tiết Tại đây.
26. Vinasun kiện Grab và những vấn đề pháp lý cần làm rõ
Luật sư Nguyễn Hải Vân và Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP HCM khẳng định với DĐDN: Vụ kiện Vinasun – Grab không đơn thuần là vụ kiện tranh chấp thông thường giữa hai doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết Tại đây.