Bao giờ bến cá lớn nhất miền Trung hết ô nhiễm?

Tuấn Vỹ 29/12/2019 05:00

Mỗi năm, TP Đà Nẵng chi hàng trăm triệu đồng cho Ban quản lý âu thuyền, cảng cá Thọ Quang xử lý về môi trường nhưng nơi đây vẫn là “điểm nóng” về ô nhiễm của Đà Nẵng.

p/Rác bủa vây cả bến cá, từ trên bờ xuống đến mép nước, quanh mạn tàu.

Rác bủa vây cả bến cá, từ trên bờ xuống đến mép nước, quanh mạn tàu.

Đi vào hoạt động từ năm 2004, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích 58 ha mặt nước, 4 ha trên bờ, 2,5 km đường bờ kè bao quanh, nằm giữa 2 phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà… Theo đánh giá, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đang chịu nhiều áp lực về môi trường.

Ô nhiễm dài hạn

Dưới âu thuyền là nước thải đen ngòm, trên bờ được các ngư dân đậu tàu thuyền là cảnh đủ loại rác thải nổi lềnh bềnh đã kéo dài khiến người dân hết sức lo lắng về vấn đề môi trường.

Ngư dân Nguyễn Mỹ nhìn rác nổi lềnh bềnh ngao ngán: “Khu vực này đã bị ô nhiễm từ hàng chục năm nay rồi. Mặt nước đen xì và bốc mùi khiến người dân ít qua lại khu vực này và chỉ có ngư dân có tàu, thuyền neo đậu ở đây thì mới ghé vào. Dân cứ than mãi nhưng vẫn chưa xử lý được “điểm đen” về ô nhiễm của thành phố”.

Mỗi ngày có khoảng 500 tàu thuyền thường xuyên ra vào, nước thải từ các loại dầu, nhớt từ động cơ rất lớn. Bên cạnh đó âu thuyền và cảng cá Thọ Quang còn nhận một lượng lớn rác trôi nổi, các chất thải trong quá trình buôn bán, sơ chế, đóng gói, chế biến thủy sản,… Nơi đây đã trở thành “điểm nóng” ô nhiễm của Đà Nẵng vì đã tái diễn qua nhiều năm.

Cùng với Âu thuyền, Cảng cá còn có Chợ đầu mối, hàng ngày tập trung hàng nghìn lao động, tư thương lưu trú, buôn bán, sinh hoạt tại khu vực. Theo thống kê, năm 2017, tổng lượng rác thải tại khu vực Âu thuyền, Cảng cá là 1.656 m3 rác thải; năm 2018, là trên 2.000 m3 rác thải…

Theo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, mặc dù đơn vị đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng đấy mới chỉ là đảm bảo dọn dẹp phần rác thải cứng. Vấn đề nan giải nhất với âu thuyền, cảng cá vẫn là mùi hôi.

Qua tìm hiểu, mùi hôi xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Mùi hôi từ việc vận chuyển làm rơi vãi nước thải, cá vụn trên đường khu vực cảng cá, vấn đề này đã được xử lý bằng hóa chất tẩy rửa, điện giải… Mùi hôi bùn nước từ đáy lòng hồ âu thuyền, năm 2016, Viện Khoa học công nghệ môi trường đã tiến hành làm thí nghiệm, tạo vi sinh để phân hóa lớp bùn nước này. Đề tài đã được Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thẩm định, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tiến hành trên thực địa.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Bao giờ khắc phục được ô nhiễm môi trường sông Đoan Túc?

    01:00, 23/12/2019

  • Quảng Bình: Nhà máy chế biến mủ cao su cố tình gây ô nhiễm môi trường

    12:06, 24/10/2019

  • Thanh Hóa: Xưởng chế biến mủ cao su không phép gây ô nhiễm môi trường

    14:05, 01/10/2019

  • Hải Phòng: Dừng hoạt động các cơ sở tái chế gây ô nhiễm môi trường tại Dương Kinh

    17:30, 29/08/2019

  • Thái Bình: Cơ sở sản xuất thạch rau câu xả thải gây ô nhiễm môi trường?

    14:10, 08/08/2019

  • Hội An đưa ra giải pháp giảm ô nhiễm môi trường

    17:52, 05/07/2019

Phải “cứu” được bến cá

Vào ngày 24/12, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng đã có chuyến thực tế về vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này. Nhìn nhận vấn đề cần được giải quyết cấp thiết, Phó Chủ tịch thường trực thành phố đã có nhiều chỉ đạo các cơ qun ban ngành có phương án xử lý.

Qua trao đổi, ông Đặng Việt Dũng nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường tồn tại chủ yếu xuất phát từ các tàu, thuyền cập bến. Ông Đặng Việt Dũng yêu cầu Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cần quản lý chặt chẽ các đầu tàu ra vào.

“Ban quản lý cần lập danh sách những tàu, thuyền thường xuyên cập bến tại đây và ký hợp đồng với chủ tàu. Mặc dù các tàu đến từ các địa phương khác nhau, nhưng chúng ta cần có sự quản lý, yêu cầu họ cam kết tuân theo quy trình nghiêm ngặt tại đây. Nếu các tàu vi phạm quá 3 lần thì từ chối tiếp nhận, dứt khoát không phục vụ”, Ông Đặng Việt Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó Phó Chủ tịch thành phố cũng đề nghị khu vực bến cá phải xây dựng hệ thống thu gom cho đầy đủ, đội ngũ hoạt động tại bến cũng phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Với một số doanh nghiệp có liên kết tàu thuyền tại bến, Sở NN-PTNT phối hợp với quận Sơn Trà kiểm tra việc sản xuất, yêu cầu chấp hành đúng tác động môi trường theo kiểu “quy mô sản xuất tương ứng với khối lượng xả thải ra môi trường”.

Ngoài ra, ông Đặng Việt Dũng cũng giao Sở TN-MT rà soát nguồn nước thải, rác thải và đề xuất phương án quản lý phù hợp, bảo đảm thu gom rác, nước thải triệt để; phối hợp với Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xả thải của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khuyến cáo và buộc các doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ bảo đảm vệ sinh môi trường.

Được xác định là 1 trong 5 bến cá lớn nhất quốc gia, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nặng tại âu thuyền Thọ Quang đã khiến cho nhiều người quan ngại về tương lai. Đà Nẵng cần có phương án cụ thể để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đã kéo dài trong thời gian qua, bên cạnh đó phát triển bến cá Thọ Quang thành bến cá phục vụ du lịch song song với cảng Tiên Sa trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bao giờ bến cá lớn nhất miền Trung hết ô nhiễm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO