Bảo hiểm tín dụng thương mại giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu

Diendandoanhnghiep.vn Nguy cơ không được các nhà nhập khẩu thanh toán là một trong những rủi ro lớn nhất mà các nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt.

hình thức thanh toán nào được sử dụng không quan trọng, mà vấn đề ở đây là làm thế nào bạn bảo vệ mình khi sử dụng một hình thức thanh toán không an toàn.

Hình thức thanh toán nào được sử dụng không quan trọng, mà vấn đề ở đây là làm thế nào doanh nghiệp bảo vệ mình khi sử dụng một hình thức thanh toán không an toàn.

100 container hạt điều trị giá gần nghìn tỷ đồng xuất sang Italia có nguy cơ bị chiếm đoạt khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận một đồng nào từ đối tác mà đã trao gần hết chứng từ gốc và "người mua" đã chờ sẵn ở cảng để đòi nhận hàng.

Tổng thiệt hại được đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam công bố là 36 container (tương đương 162 tỷ đồng). Trong đó có 5 doanh nghiệp bị hại, nặng nhất là 27 container, còn lại mỗi doanh nghiệp bị vài container.

Vậy từ câu chuyện doanh nghiệp xuất khẩu điều trên, có một số vấn đề liên quan đến giải pháp đề phòng và quản lý rủi ro tín dụng mà Atradius cung cấp. Để làm rõ hơn câu chuyện này, phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi phỏng vấn bà Bà Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc Quốc gia của Atradius Việt Nam.

- Bà đánh giá sao về rủi ro thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định đối tác với quốc tế?

Việt Nam đã tham gia một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong những năm gần đây và đây chắc chắn là một cơ hội rất tốt cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Những lợi ích của các hiệp định FTA này đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn nên tôi sẽ không đề cập thêm về nó nữa. Tuy nhiên, như bạn biết, rủi ro và cơ hội đi cùng nhau, nó là hai mặt của một đồng xu. Nguy cơ không được các nhà nhập khẩu thanh toán là một trong những rủi ro lớn nhất mà các nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt. Cho dù đó là một khoản thanh toán trễ, mất khả năng thanh toán của người mua, không thanh toán vì lý do chính trị hoặc thậm chí gian lận, các nhà xuất khẩu rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

- Thưa bà, hình thức thanh toán như các doanh nghiệp điều đã làm nhiều năm qua tiềm ẩn rủi ro cao, vậy vì sao họ vẫn thực hiện hình thức này, phải chăng các biện pháp khác quá khó khăn?

Bà Vũ Thị Đức Hạnh

Bà Vũ Thị Đức Hạnh

Mỗi hình thức thanh toán xuất khẩu đều có ưu và nhược điểm của nó và đều được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Trong khi một số hình thức thanh toán thực sự có rủi ro nhiều hơn, nó vẫn là một cách tiếp cận phổ biến được áp dụng bởi các doanh nghiệp trên toàn thế giới để duy trì khả năng cạnh tranh, và thiết lập niềm tin và xây dựng mối quan hệ với người mua của họ. Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đồng ý cho người mua điều khoản thanh toán tốt hơn còn bạn thì không, khả năng bạn bị mất đi năng lực cạnh tranh và cơ hội kinh doanh cho đối thủ là rất cao. Vì vậy, hình thức thanh toán nào được sử dụng không quan trọng, mà vấn đề ở đây là làm thế nào bạn bảo vệ mình khi sử dụng một hình thức thanh toán không an toàn.

Theo quan sát của tôi, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam dường như cảm thấy an phận với cách tiếp cận hiện tại, trong khi họ lại không biết về các công cụ quản lý rủi ro và cách sử dụng chúng hiệu quả để quản lý rủi ro tín dụng thương mại và bảo vệ dòng tiền của họ. Dù những công cụ này không khó để tiếp cận.

- Những hình thức thanh toán quốc tế nào được xem là an toàn trong bối cảnh hiện nay, thưa bà?

Rõ ràng, hình thức thanh toán đảm bảo là yêu cầu thanh toán trước 100%. Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho nhà xuất khẩu mặc dù trong nhiều hoặc hầu hết các trường hợp, người mua không chấp nhận điều này và nhà xuất khẩu có thể mất cơ hội giao thương. Cho nên, đây chắc chắn không phải là điều chúng ta mong muốn.

Khi phải áp dụng các hình thức thanh toán ít rủi ro (ví dụ: CILC, ILC, LC, DA, CAD, v.v.) hoặc hình thức thanh toán rủi ro cao (cụ thể là hình thức thanh toán trả chậm), điều quan trọng là phải chọn phương thức thanh toán phù hợp và công cụ quản lý rủi ro phù hợp đi kèm để giảm thiểu rủi ro thanh toán đồng thời đáp ứng nhu cầu của người mua.

- Theo bà, doanh nghiệp phải có biện pháp phòng vệ rủi ro như thế nào? Đâu là hình thức phòng ngừa rủi ro đang được đa số doanh nghiệp sử dụng và cách đó tồn tại ưu - nhược điểm ra sao? Liệu có công cụ hỗ trợ như bảo hiểm tín dụng?

Điều quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận thức được rủi ro xuất khẩu và sau đó họ có thể trang bị kiến thức và chuẩn bị tốt. Từ góc độ rủi ro thanh toán, nhà xuất khẩu cần phải có một chương trình quản lý tín dụng phù hợp. Ở cấp độ cơ bản nhất, quản lý tín dụng thương mại bao gồm việc đưa ra các quyết định về việc có hay không việc nới rộng tín dụng, thiết lập các điều khoản thanh toán tín dụng, thu đòi các khoản phải thu khách hàng và lập đủ các khoản dự phòng nợ khó đòi.

Thật không may, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hoặc các nơi khác trên phần lớn châu Á đều áp dụng mức độ quản lý tín dụng cơ bản. Đó chắc chắn là một khởi đầu tốt nhưng thực sự là chưa đủ, đặc biệt là trong bối cảnh chuỗi cung ứng phức tạp, những thay đổi về quy định, những biến động chính trị hoặc những thay đổi kinh tế toàn cầu, v.v.

Những cách phòng ngừa rủi ro thanh toán phổ biến nhất là tự bảo hiểm, bao thanh toán, mua thông tin tín dụng từ credit agency (tổ chức tư vấn/thông tin tín dụng) và bảo hiểm tín dụng. Công cụ bạn chọn sử dụng phụ thuộc vào vị thế của bạn là gì và mục tiêu của bạn là gì.

Tự bảo hiểm có thể giúp bạn tiết kiệm một chút chi phí nhưng rõ ràng, đó không phải là sự lựa chọn khôn ngoan nhất vì khi sự kiện bất ngờ xảy ra, bạn hoàn toàn không được bảo vệ. Chiết khấu hóa đơn/bao thanh toán có thể giúp ích cho dòng tiền của bạn nhưng nó có thể rất tốn kém.

Các điều khoản thanh toán bảo đảm hơn như L/C có thể khiến bạn mất khả năng cạnh tranh và sự tin tưởng, tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực, đây thậm chí không phải là một lựa chọn vì hầu hết mọi người khác đều giao dịch với điều khoản mở (công nợ) hoặc D/P, CAD, v.v. Và chúng ta có bảo hiểm tín dụng thương mại mà có thể giúp doanh nghiệp bạn tăng trưởng và đồng thời bảo vệ các khoản phải thu của bạn.

Giá trị gia tăng thực sự của bảo hiểm tín dụng là sự tự tin mà bạn có được khi mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các thị trường và khách hàng mới. Bạn không chỉ chuyển rủi ro của mình cho công ty bảo hiểm mà còn tiếp cận với đội ngũ chuyên gia kinh tế và phân tích rủi ro khổng lồ của công ty bảo hiểm trên toàn cầu, để hỗ trợ việc đưa ra quyết định của bạn. Và bảo hiểm tín dụng được các ngân hàng coi là có thêm một lớp bảo vệ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tinh nhuệ của bạn, có nghĩa là bạn có thể tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn và rẻ hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh. Ở khía cạnh của một bức tranh toàn cảnh và mục tiêu lớn hơn, đây phải là công cụ mà mọi doanh nghiệp có rủi ro thanh toán nên có.

Áp thuế GTGT đối với nghiệp vụ thư tín dụng L/C có gây khó cho ngành ngân hàng?

- Ưu, nhược điểm của bảo hiểm tín dụng này ra sao, xin bà phân tích cụ thể?

Bảo hiểm tín dụng thương mại bảo hiểm các khoản phải thu khách hàng của bạn và bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi các hóa đơn không được thanh toán do khách hàng phá sản, vỡ nợ, rủi ro chính trị hoặc các lý do khác đã thỏa thuận với công ty bảo hiểm của bạn.

Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại hoạt động như một đối tác kinh doanh để giúp người được bảo hiểm hoặc chủ hợp đồng bảo hiểm đưa ra quyết định sáng suốt và lường trước rủi ro bằng cách liên tục theo dõi rủi ro tín dụng của người mua hoặc quốc gia mà chủ hợp đồng (công ty) xuất khẩu đến, sử dụng kiến thức và chuyên môn của các chuyên gia phân tích rủi ro cũng như trí tuệ nhân tạo, đó là những giá trị đích thực của bảo hiểm tín dụng thương mại cho một doanh nghiệp.

Điều này giúp nâng cao mức độ tự tin của đội ngũ bán hàng, tài chính và kế toán của một công ty để giao dịch nhiều hơn với những người mua có sức khỏe tài chính tốt và tránh giao dịch thương mại tín dụng với những người mua có thể không có khả năng thanh toán.

Do đó, khá đơn giản để thấy những lợi ích của bảo hiểm tín dụng thương mại như bảo vệ dòng tiền của bạn, mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường mới, tiếp cận thông tin thông minh về thị trường hoặc thậm chí là cơ hội tài trợ tài chính thương mại với người cho vay, v.v.

Cá nhân tôi không thực sự thấy bất kỳ nhược điểm có ý nghĩa nào; tuy nhiên, tôi ghi nhận rằng một số doanh nghiệp sẽ cho rằng đó là một công cụ “đắt tiền” và điều này phần lớn là do sự thiếu hiểu biết về các giá trị thực sự của bảo hiểm tín dụng mà tôi vừa đề cập ở trên cũng như thiếu công tác lập kế hoạch ngân sách để quản lý rủi ro tín dụng. Khi bạn có một cơ hội lớn ở một thị trường mới, với một khách hàng mới, hay một khách hàng cũ muốn tăng lượng đơn đặt hàng của họ, hoặc một hóa đơn hàng triệu đô la cầu mong được thanh toán, bạn phải tự hỏi mình “như vậy có thực sự đắt không” nếu để mất những cơ hội này hay mình chấp nhận tự ôm vào những rủi ro rất lớn như vậy?

- Thưa bà, hiện bảo hiểm tín dụng có những đòi hỏi gì, điều kiện ra sao đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu?

Bất kỳ doanh nghiệp nào (xuất khẩu hoặc trong nước) bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ theo điều kiện thanh toán không có bảo đảm đều phải chịu rủi ro không thanh toán, hoặc rủi ro chính trị (đối với hoạt động xuất khẩu), và do đó nên mua bảo hiểm tín dụng thương mại để giúp họ chuyển rủi ro này cho công ty bảo hiểm. Mỗi hợp đồng bảo hiểm được thiết kế phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các công ty bảo hiểm hàng đầu như Bảo Việt, Tokio Marine và một số công ty bảo hiểm khác có thể dễ dàng giải đáp thắc mắc này.

- Nếu xảy ra vấn đề, doanh nghiệp sẽ nhận bồi thường thế nào, cho thanh toán quốc tế và nội địa có gì khác nhau, thưa bà?

Nếu có vấn đề xảy ra, bên mua bảo hiểm sẽ thông báo ngay cho công ty bảo hiểm nợ quá hạn bằng cách nộp các giấy tờ cần thiết. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ xem xét sự kiện và có thể tư vấn cho bên mua bảo hiểm và/hoặc thực hiện các hành động phù hợp. Nếu yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi của hợp đồng bảo hiểm, thì khoản bồi thường sẽ được trả cho bên mua bảo hiểm.

Dưới góc độ về quy trình yêu cầu bồi thường tổng quát, không có nhiều khác biệt giữa việc yêu cầu bồi thường nợ quá hạn trong nước và nợ quá hạn xuất khẩu. Tuy nhiên, điều thực sự đáng chú ý là một số công ty bảo hiểm thông qua đối tác tái bảo hiểm có thể cung cấp dịch vụ thu đòi nợ chuyên nghiệp của riêng họ và điều này cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu do những doanh nghiệp này có thể không quen thuộc với các tập quán, qui định về thu đòi nợ và các qui định pháp lý liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán tại quốc gia của người mua. Đó là chưa kể đến các rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Vì vậy, đây là một ưu điểm đáng giá khác của bảo hiểm tín dụng thương mại.

Xin cảm ơn bà!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo hiểm tín dụng thương mại giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713488280 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713488280 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10