Bạo loạn Paris, Tổng thống Pháp đối mặt thách thức mới

Diendandoanhnghiep.vn Hàn gắn rạn nứt ngày càng tăng giữa chính phủ và tầng lớp thanh niên có hoàn cảnh khó khăn sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với Tổng thống Pháp Macron.

Bạo loạn tại các vùng ngoại ô Paris kể từ sau vụ cảnh sát bắn chết thanh niên 17 tuổi vẫn chưa kết thúc

Bạo loạn tại các vùng ngoại ô Paris từ sau vụ cảnh sát bắn chết thanh niên 17 tuổi vẫn chưa kết thúc

Bạo loạn, đốt phá và cướp bóc tại Pháp đã giảm nhiệt, cho phép Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thời gian để suy tính về các bước đi tiếp theo nhằm giải quyết tình hình căng thẳng.

Nỗ lực hàn gắn của Tổng thống Pháp

Giải quyết gốc rễ xung đột là một nhiệm vụ không dễ dàng với ông Macron, đặc biệt trong hoàn cảnh này. Theo các chuyên gia, cái khó nhất là xoa dịu căng thẳng trong trạng thái cân bằng giữa một bên là lực lượng hành pháp, một bên là những cái đầu nóng của người biểu tình.

>> Những "mầm mống" âm ỉ khiến nước Pháp chìm trong hỗn loạn

"Năng lực của ông Macron sẽ được đánh giá dựa trên khả năng xoa dịu căng thẳng. Đối với Tổng thống Macron, điều nguy hiểm là tỏ ra yếu đuối và thiếu quyết đoán", ông Jean Garrigues, chuyên gia về lịch sử chính trị, nhận định.

Tổng thống Pháp sẽ muốn dập tắt bạo loạn nhanh nhất có thể trước khi chúng lan rộng hơn, tuy nhiên nếu quá mạnh tay, cơn giận dữ của người dân sẽ chỉ bùng cháy dữ dội hơn.

Tối ngày 1/7 vừa qua, những kẻ quá khích đã lao một chiếc ô tô vào nhà của thị trưởng địa phương ở L'Haÿ -les-Roses - ngoại ô phía Nam Paris, làm vợ của ông này bị thương.

Trong vài ngày qua, ông Macron đã tìm cách xoa dịu người biểu tình, bằng việc tuyên bố vụ bắn chết thanh niên Nahel M. là “không thể tha thứ được”. Đồng thời, lãnh đạo Pháp cũng trấn an lực lượng hành pháp – công cụ duy nhất để ông Macron đối phó với các cuộc biểu tình đã trở nên quen thuộc ở Pháp. Những động thái này của ông Macron cũng cho thấy sự quyết tâm giải quyết vấn đề gây chia rẽ sâu sắc xã hội Pháp.

Tổng thống Macron đã phải hoãn nhiều chương trình quan trọng để tìm cách giải quyết khủng hoảng trong nước

Tổng thống Macron đã phải hoãn nhiều chương trình quan trọng để tìm cách giải quyết khủng hoảng trong nước

Sau khi rút ngắn lịch trình hội nghị thượng đỉnh châu Âu vào tuần trước, Tổng thống Pháp thường xuyên triệu tập các cuộc họp nội các về khủng hoảng. Cuối tuần qua, ông thậm chí đã hủy chuyến thăm cấp nhà nước đã được lên kế hoạch từ lâu tới Đức.

Vào tuần này, ông Macron dự kiến sẽ gặp thị trưởng từ hơn 200 thị trấn và thành phố bị bạo lực nhằm thu thập các báo cáo trực tiếp từ các quan chức địa phương, làm việc về các giải pháp và chuyển tiếp thông điệp rằng chính phủ đang ủng hộ các quan chức địa phương.

"Mớ bòng bong" của Pháp

Nhưng chỉ bằng những hình phạt cho viên cảnh sát nổ súng hay bắt giữ những kẻ bạo loạn thôi là chưa đủ, nhiệm vụ to lớn đặt ra cho vị Tổng thống 45 tuổi là làm sao để giải quyết được những vẫn đề gốc rễ đã gây ra bất ổn ở Pháp.

Vấn đề cốt lõi nhất - bất công xã hội với tầng lớp thanh niên gốc nhập cư ở các khu vực ngoại ô thủ đô – đã âm ỉ trong hàng chục năm qua, góp phần nung nấu mâu thuẫn và sự phản kháng của họ đối với lực lượng thực thi pháp luật.

Nhiều thế hệ người nhập cư vào Pháp đã phải hứng chịu sự phân biệt đối xử nặng nề, cả về các dịch vụ xã hội cơ bản nhất. Mâu thuẫn này càng gia tăng sau các vụ khủng bố ở khắp châu Âu trong thập niên đầu thế kỷ 21.

Kể từ vụ khủng bố tại Pháp năm 2015, chính quyền Paris đã công bố đạo luật năm 2017 cho phép cảnh sát Pháp sử dụng súng trong kiểm soát giao thông và khi tình hình trở nên mất kiểm soát. Đáng nói, kể từ lúc đó, số vụ bắn chết người đã gia tăng, đặc biệt là cộng đồng gốc Phi và gốc Ả rập.

Nhưng mâu thuẫn giữa người nhập cư và lực lượng hành pháp là vấn đề không dễ giải quyết

Mâu thuẫn giữa người gốc nhập cư và lực lượng hành pháp là vấn đề không dễ giải quyết ở Pháp.

Với các chuyên gia, những hành động gần đây của ông Macron chỉ mang tính tình thế. Để thay đổi được vấn đề, nhiều chuyên gia cho rằng Pháp cần các chính sách hướng đến nâng cao đời sống của tầng lớp lao động nhập cư. Nhưng suốt thời gian qua, chính phủ dường như chưa lúc nào yên bình để tiến hành các biện pháp mới.

Trong nhiệm kỳ đầu, nhà lãnh đạo Pháp đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình lan rộng của phe “Áo vàng”, đại dịch COVID-19 và mối đe dọa khủng bố luôn hiện hữu. Cho tới nay, đó là cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc về cải cách lương hưu.

>> Viện trợ phát triển - "trận địa" mới của Trung Quốc và phương Tây

Ông Bruno Cautrès, một nhà nghiên cứu chính trị của viện Science Po, cho biết “Nước Pháp giống như một nồi áp suất, sau mỗi cuộc khủng hoảng lại bộc lộ những căng thẳng, xung đột trong xã hội”.

Ngoài ra, ông Macron cũng phải để ý đến khả năng thúc đẩy các sáng kiến sau khi mất thế đa số trong Quốc hội vào năm ngoái. Các đảng đối lập cực hữu đang sẵn sàng chờ đợi sơ hở của chính phủ trong vấn đề nhập cư để giành lấy sự ủng hộ của cử tri.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bạo loạn Paris, Tổng thống Pháp đối mặt thách thức mới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714358997 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714358997 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10