Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

Diendandoanhnghiep.vn Bất kỳ một sức mạnh hay thế lực nào cũng không thể thay đổi được quá khứ, lịch sử và sự thật.

Như việc Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, được khẳng định từ yếu tố lịch sử còn lưu truyền lại đến nay bằng lễ hội văn hóa: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

>> Thế đứng Trường Sa, Hoàng Sa

Lễ rước thuyền và hình nhân nhằm tưởng nhớ những binh phu đã ngã xuống

Lễ rước thuyền và hình nhân nhằm tưởng nhớ những binh phu đã ngã xuống. Ảnh: FB Thông tin Chính phủ.

Lễ hội được tổ chức tại đảo Lý Sơn, nơi được coi là cái nôi của “hải đội Hoàng Sa”, nơi đoàn dân binh thạo nghề đi biển, do “cai đội” dẫn đầu ra khơi trên những con thuyền đơn sơ đến “bãi cát vàng” giữa trùng khơi làm nhiệm vụ.

Nhà bác học Lê Quý Đôn ghi chép trong cuốn Phủ Biên tạp lục: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiến, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...”.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức không phải chỉ ở đất đảo Lý Sơn, mà còn ở nhiều nơi khác dọc ven biển Quảng Ngãi.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức không phải chỉ ở đất đảo Lý Sơn, mà còn ở nhiều nơi khác dọc ven biển Quảng Ngãi. Ảnh: FB Thông tin Chính phủ.

Đến thời Tây Sơn  việc “hải đội Hoàng Sa” đi bảo vệ, khai thác định kỳ có bị gán đoạn nhưng năm Thái Đức thứ chín (1786), Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ Thượng tướng công sai phái Võ Văn Khiết dẫn đội Hoàng Sa đi khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa.

Đại Nam thực lục chính biên chép rằng: Năm Minh Mạng thứ mười bảy (1836) Bộ Công tấu vua hằng năm cử người ra Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ. Vua Minh Mạng phê chuẩn trong bản tấu rằng: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4.5 thước, rộng năm tấc, dày một tấc làm cột mốc”. Đây chính là minh chứng hùng hồn về chủ quyền không thể phủ nhận của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

>> Đài Loan tập trận trái phép: Chủ quyền quốc gia Việt Nam là bất biến

Vùng “Vạn lý hoàng sa” bãi cát vàng kéo dài chạy song song với bờ biển Việt Nam với vô số sản vật quý, cũng là nơi nhiều tàu buôn bị mắc cạn, trôi dạt do bão tố. Chính vì vậy “hải đội Hoàng Sa” chỉ sử dụng thuyền câu nhỏ nhẹ tránh mắc cạn, dễ dàng tiếp cận tàu thuyền gặp nạn, trôi dạt này để thu lượm tài vật.

Phương tiện nhỏ bé thô sơ, hành trang họ mang theo trên 5 chiếc ghe câu ra biển là 6 tháng lương thực, 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợ mây buộc dài và 1 thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán và phiên hiệu. Dù lễ xuất hành vào mùa “sóng yên biển lặng”, “tháng ba bà già đi biển”, nhưng biết bao người con Lý Sơn đã ra đi không hẹn ngày về, thân xác nằm lại nơi đảo vắng hay bó chiếu thả trôi biển. Phía trên bờ chỉ còn những ngôi mộ gió để người vọng tưởng.

Lễ khao lề tưởng nhớ hùng binh Hoàng Sa.

Lễ khao lề tưởng nhớ hùng binh Hoàng Sa. Ảnh: FB Thông tin Chính phủ.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được xem như lễ tế người sống hiếm hoi trên thế giới. Thời đó, trước khi xuất binh, mỗi người lính Hoàng Sa đều được nặn một hình nộm - hình nhân thế mạng tượng trưng. Thầy pháp sẽ làm chủ lễ cúng bái, truyền đạt thông tin, gửi gắm những thông điệp của người dân đến thần linh, đến mẹ biển cả thông qua tù và (bằng ốc biển) để thổi linh hồn vào các hình nhân, dẫn dắt, tiễn đưa các hình nhân đi ra ngoài biển khơi để chịu những cơn thịnh nộ, giận dữ của biển. Tiếp đó, những người thân, dòng họ sẽ mời thầy pháp đến làm hình nhân cho từng người lính Hoàng Sa, rồi lấy hình nhân đem chôn xuống đất, sau đó đắp những ụ đất cát cao xung quanh đảo. Người dân xứ đảo quan niệm, có như vậy thì linh hồn những người lính Hoàng Sa tử nạn sẽ trở về với người thân.

Từ Lý Sơn, những binh phu năm xưa đã giong thuyền đến quần đảo Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam

Từ Lý Sơn, những binh phu năm xưa đã giong thuyền đến quần đảo Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: FB Thông tin Chính phủ.

Từ ghi chép lịch sử cho đến hiện thực là: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa chính là minh chứng lịch sử, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ góc độ văn hóa. Không có đội dân binh lập hải đội vâng mệnh Vua đi tuần tra, khai thác khẳng định chủ quyền, không có hy sinh mất mát thì làm sao có được lễ khao lề đầy đủ với: Lễ cung nghinh, lễ yết, lễ thả thuyền… hướng ra biển theo hướng con đường của tiền nhân.

Xong phần lễ tưởng nhớ, dâng hương, ghi nhớ công ơn, tái hiện khí thế mạnh mẽ cùng sự hy sinh oai hùng của tổ tiên là đến phần hội. Là phần để cháu con, du khách thi thố tài năng vui chơi với hội đua thuyền truyền thống tứ linh, cầu mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, mùa màng bội thu.

Lễ hội truyền thống này còn nhắc nhở lớp lớp cháu con rằng phải ghi nhớ, kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để lấy lại chủ quyền. Lễ hội sẽ thực sự vui hơn khi phần hội là những con tàu đưa du khách đến thẳng quần đảo lịch sử Hoàng Sa, đi lại trên con đường tự hào của ông cha một thủa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714182002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714182002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10