Bảo vệ trẻ em và câu hỏi "khi nào"?

Diendandoanhnghiep.vn Lấy lý do mệt mỏi, bực tức mà hai kẻ mặt người, dạ quỷ đã bạo hành cháu bé hết sức dã man rồi tìm mọi cách quanh co đối phó trốn tránh tội lỗi.

>> Cấm trẻ em vào quán: Tranh cãi từ Mỹ đến Việt Nam

Cần một cuộc kiểm tra mạnh mẽ với quy mô toàn quốc như lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tiến hành kiểm tra các quán Karaoke không đạt tiêu chuẩn an toàn, nhưng là đối với các điểm trông trẻ tự phát. Nếu không, chắc chắn những vụ án đau lòng như vụ hai kẻ trông trẻ giết người mang tên An, Lành mà hành động như ác quỷ sẽ còn tiếp diễn.

Khi mới chỉ được gửi có vài ngày (bắt đầu gửi từ ngày 23/2) thì cháu bé 17 tháng tuổi đã bị bạo hành đến chết tại cơ sở trông trẻ của Nguyễn thị Lành và Nguyễn thị An ở tiểu khu Phú Thịnh, thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Nguyễn Thị An (trái) và Nguyễn Thị Lành tại cơ quan Công an.

Nguyễn Thị An (trái) và Nguyễn Thị Lành tại cơ quan Công an.

Chẳng gì có thể bù đắp lại cho nỗi đau của cha mẹ, người thân cháu bé. Bản thân họ chỉ có thể tự trách mình vì nghèo nên không thể gửi con vào chỗ an toàn hơn. Họ phải gửi con tại điểm trông trẻ tự phát vì bố làm thợ xây, mẹ làm phụ hồ thu nhập thấp, lại bấp bênh, buộc phải tìm chỗ gửi con với chi phí thấp nhất.

Họ cũng muốn gửi con ở chỗ tốt thực hiện phương châm “dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” vì thế hệ mầm non, tương lai của đất nước. Ở các trường công lập, các cô bảo mẫu được học hành bài bản, có hệ thống quản lý giám sát, đầy đủ, cơ sở vật chất đảm bảo, cả chỗ ăn nghỉ vui chơi được lắp camera để cha mẹ có thể theo dõi các con sinh hoạt, vận động từ xa. Nhưng ở đó, hết giờ là phải đón trẻ về, trong khi lao động tự do thì phải làm việc theo yêu cầu của chủ thầu, không thể chủ động sắp xếp thời gian được. Chưa kể tính đến việc di chuyển đưa đón trẻ phải có khoảng cách phù hợp để bố trí công việc, họ đành gửi con ở nơi trông tự phát - nơi có thể linh động, xê dịch được thời gian mà không ngờ rằng họ đã “gửi trứng cho ác”.

Lấy lý do mệt mỏi, bực tức mà hai kẻ mặt người, dạ quỷ đã bạo hành cháu bé hết sức dã man rồi tìm mọi cách quanh co đối phó trốn tránh tội lỗi. Điều này cả về lý, về tình đều không thể tha thứ, bởi nhận tiền gửi trẻ thì phải có trách nhiệm trông giữ trẻ.

Mới 17 tháng tuổi, nhận thức còn non nớt, việc quấy khóc không nghe lời là việc đương nhiên. Thường xuyên chơi đùa với trẻ con, người viết hiểu rõ 17 tháng trẻ nhận thức được tới đâu lời nói của người lớn, phản ứng và thái độ của trẻ con như thế nào với người đối diện. Trẻ con nhận thức non nhưng cảm giác lại rất tốt, ai thực lòng yêu quý chúng sẽ nhận ra, còn nếu có phản ứng khi đi gửi mà sợ hãi, tránh né cô giáo là trẻ có nguy cơ bị bạo hành.

Hình ảnh bên trong cơ sở trông giữ trẻ không không được cấp phép của 2 bảo mẫu.

Hình ảnh bên trong cơ sở trông giữ trẻ không không được cấp phép của 2 bảo mẫu.

>> Thúc đẩy quyền trẻ em thông qua doanh nghiệp

>> Quán cà phê không phục vụ trẻ em dưới 12 tuổi: Đó là văn minh?

Vậy cần làm gì để tránh các vụ việc tương tự trước hết phải làm từ góc độ quản lý, kiểm tra các điểm trông trẻ tự phát không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn, giáo viên, cơ sở vật chất là phải mạnh dạn dẹp bỏ. Các bậc phụ huynh cha mẹ cần quan tâm đến con mình làm các bài kiểm tra đơn giản để kiểm tra phản ứng của con.

Nhiều phụ huynh đã áp dụng bài kiểm tra bằng cách chơi trò đóng giả với con, cho con làm cô giáo còn mình làm học sinh. Ngồi chờ con đút cơm, ra lệnh sắp bàn, xếp ghế…, cô giáo làm như thế nào trẻ sẽ diễn lại như thế. Cô cẩn thận dỗ dành cho ăn hay quát tháo đe nẹt, hay đánh đập bạo hành sẽ được trẻ diễn lại hết, từ đó có thể yên tâm về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cơ sở mầm non.

Tất nhiên, ở nhà nhiều khi một mẹ một con mà còn ầm ĩ quát mắng thì để quản lý trẻ nhỏ hiếu động cũng cần ở cô sự nghiêm khắc. Ở các trường mầm non, các cô đều có “võ” để quản lý và giúp trẻ nghe lời. Kinh nghiệm từ cô giáo già sẽ truyền cho lớp trẻ, đảm bảo các cháu sẽ vào khuôn phép mà không có sự bạo hành.

Cơ sở của hai kẻ An và Lành là cơ sở tự phát, chỉ sáng nhận trẻ, trưa cho ăn, chiều cho ngủ rồi đợi đến cuối giờ trả trẻ. Công việc hoàn toàn tự phát vì cuộc sống mưu sinh chứ không hề đúng nghề nghiệp được đào tạo chuyên môn, lại càng không bắt nguồn từ sự mến nghề, yêu trẻ. Thì việc mất kiểm soát hành vi dẫn đến bạo hành trẻ nhỏ là điều khó tránh, nhất là khi không chịu sự quản lý, giám sát của ai, đơn giản nhất là cái camera ghi hình cũng còn chưa có.

Bài học này với cha mẹ cháu bé phải trả giá chát đắng, đau đớn đến hết đời, nhưng cũng là bài học chung cho các bậc cha mẹ, nếu thực sự chăm lo cho con mình cần gửi con đến nơi đủ tin tưởng, an toàn. Nếu hoàn cảnh buộc phải gửi tư thục thì cần theo dõi phản ứng, sức khoẻ, thái độ của con để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Bỏ đi quan niệm sai lầm về giáo dục mầm non là chỉ cho ăn, trông ngủ rồi trả về là xong trách nhiệm. Quản lý nhà nước thì nhất định làm nghiêm, dẹp bỏ các cơ sở không đạt yêu cầu, có như vậy “mầm non” mới được bảo vệ an toàn.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ trẻ em và câu hỏi "khi nào"? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711670699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711670699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10