“Bấp bênh” VEA

Hà Phương 26/05/2020 15:30

Kết quả kinh doanh của VEA phụ thuộc vào các liên doanh, liên kết mà không dựa vào ngành cốt lõi, đặt ra thách thức phát triển bền vững của doanh nghiệp này trong dài hạn.

Biến động lợi nhuận của VEA giai đoạn 2014-2019.

Biến động lợi nhuận của VEA giai đoạn 2014-2019.

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: VEA) hiện góp vốn liên doanh tại Toyota Vietnam (20% cổ phần) và Honda Vietnam (30% cổ phần), và gián tiếp sở hữu 25% cổ phần tại Ford Vietnam thông qua công ty con là Disoco.

Lãi nhờ liên doanh, liên kết

Kết thúc quý 1/2020, doanh thu thuần của VEA giảm 11% còn 998 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng gấp 2,5 lần lên 96 tỷ đồng nhờ giá vốn giảm sâu so với cùng kỳ.

1.325 tỷ đồng là tổng lợi nhuận hợp nhất quý 1/2020 của VEA, chỉ tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của VEA tăng thêm 30% lên 229 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính không đáng kể; lãi từ hoạt động liên doanh, liên kết đạt 1.165 tỷ đồng, dù giảm 3,6%, nhưng là khoản lãi rất lớn. Nhờ vậy, VEA lãi sau thuế 1.325 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt 1.315 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của VEA dựa trên 3 trụ cột chính là công nghiệp hỗ trợ, động cơ và máy nông nghiệp và ô tô xe máy. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của VEAM đến từ hoạt động liên doanh, liên kết. VEAM đang hoạt động với mô hình 13 công ty con và 9 công ty liên kết.

Mặc dù lãi lớn qua các năm, nhưng tại báo cáo tài chính kiểm toán các năm 2017, 2018 và 2019, kiểm toán đều đưa ra các vấn đề ngoại trừ, nhấn mạnh. Trong đó tại báo cáo kiểm toán 2019, đơn vị kiểm toán đã đưa ra một loạt ý kiến ngoại trừ liên quan đến khả năng thu hồi đối với khoản thu về hỗ trợ vốn và phải thu về lãi hỗ trợ vốn, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra, kiểm toán còn cho rằng việc ghi nhận doanh thu này là chưa phù hợp.

Thách thức bủa vây

Khi dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu về hàng tiêu dùng không thiết yếu giảm mạnh, nhất là các mảng ô tô, xe máy. Trong khi lợi nhuận của VEA chủ yếu đến từ liên doanh, liên kết. Điều này nào phần lý giải cho sự lao dốc tới 50% của cổ phiếu VEA trong những tháng đầu năm 2020.

Theo ông Nguyễn Văn Hải- Tổng Giám đốc Công ty kiểm toán AVA, nếu chỉ tính riêng quy mô đầu tư và công suất (dự kiến có thể lên đến 500.000 xe/năm), VinFast hoàn toàn có thể thay đổi cục diện ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam trong những năm tới. Trong khi THACO đã phát triển vượt bậc ở thị trường Việt Nam, khiến các ông lớn phải kiêng nể. Tuy nhiên, sự vươn lên của Mitsubishi mới là đáng chú ý nhất. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, năm 2019 Mitsubishi bán 30.642 xe, tăng 198% so với năm 2018, kế tiếp là Suzuki tăng 71%... Điều này đặt ra thách thức vô cùng lớn với VEA trong bối cảnh “sống” dựa vào các liên doanh, liên kết, mà không chú trọng tới mảng cốt lõi.

Trong khi đó, ngành máy nông nghiệp- mảng kinh doanh cốt lõi của VEA, đang gặp khó khăn do sản phẩm nông nghiệp có giá trị thấp; chính sách hỗ trợ nông nghiệp gần như không tác động đến cơ khí phục vụ nông nghiệp… Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với VEA trong việc vực dậy mảng cốt lõi.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài toán khó của VEAM

    Bài toán khó của VEAM

    00:00, 18/01/2020

  • Cổ phiếu VEA đối mặt với đà giảm mạnh

    Cổ phiếu VEA đối mặt với đà giảm mạnh

    11:01, 23/08/2019

  • VEA tiếp tục phục hồi sau khi một loạt cựu lãnh đạo bị khởi tố?

    VEA tiếp tục phục hồi sau khi một loạt cựu lãnh đạo bị khởi tố?

    05:01, 08/08/2019

  • Khó thoái vốn nhà nước tại VEAM vì liên doanh Honda, Toyota

    Khó thoái vốn nhà nước tại VEAM vì liên doanh Honda, Toyota

    07:28, 03/03/2019

  • Thách thức chào sàn của VEAM

    Thách thức chào sàn của VEAM

    11:03, 30/06/2018

Triển vọng ngành ô tô

Báo cáo của Công ty Chứng khoán VietCapital chỉ ra rằng những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến thu nhập và tâm lý của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng nhu cầu xe ô tô và xe máy tại Việt Nam trong năm 2020.

Trong khi đó, những gián đoạn sản xuất do dịch, như thiếu hụt phụ tùng ô tô… cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời chung của ngành. Ba tháng đầu năm nay, 8 công ty xe ô tô/xe máy (bao gồm 3 công ty liên kết của VEA) đã tạm ngừng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Mặc dù việc đóng cửa nhà máy là do hưởng ứng Chính phủ trong việc kiểm soát dịch COVID-19, nhưng những diễn biến này còn phản ánh triển vọng nhu cầu kém tích cực từ quan điểm của các nhà sản xuất xe ô tô/xe máy. Do vậy, doanh số ngành ô tô sẽ tiếp tục suy giảm trong quý 2/2020, sau đó bắt đầu phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020.

VietCapital dự báo sản lượng bán của Toyota, Honda và Ford tại Việt Nam sẽ lần lượt giảm 18%/29%/23% trong năm 2020, sau đó phục hồi 17%/15%/19% trong năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Bấp bênh” VEA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO