Mặc dù dự báo kinh tế năm 2023 vẫn có khó khăn tuy nhiên thị trường vẫn có nhiều điểm sáng tích cực.
>>BẤT ĐỘNG SẢN 2023: Tháo gỡ điểm nghẽn trên thị trường
Phát biểu tại Diễn đàn "Dự báo thị trường bất động sản 2023", do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức sáng 23/12, PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, do nền kinh tế Việt Nam hiện là nền kinh tế mở nên khi nền kinh tế thế giới khó khăn, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi.
Hiện nay, TS Trần Đình Thiên chỉ ra 3 "cơn gió nghịch" của nền kinh tế bao gồm: Lạm phát tăng và còn tăng dài; Điều kiện tài chính xấu đi, các dòng vốn chưa rõ ràng; Suy giảm tăng trưởng.
Ông Thiên phân tích, tăng trưởng năm 2023 xu hướng chung vẫn tiếp tục ảm đạm. Lạm phát vẫn tăng mạnh do giá lương thực và năng lượng tăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Nga, nền kinh tế khu vực Euro tăng trưởng suy giảm và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các đơn hàng xuất khẩu cũng đang có xu hướng giảm, khi chỉ số PMI toàn cầu có sự sụt giảm bắt đầu từ tháng 9/2022 và tác động mạnh đến Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng có lĩnh vực có lợi và lĩnh vực gặp bất lợi.
Ông Thiên cho rằng, những ngành nghề tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động cần phải ưu tiên trong khu vực nội địa như du lịch, bất động sản.
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong thế nghịch lý thành công. Đây cũng là đặc trưng điển hình trong năm 2022 khi tình hình chung tốt nhưng bộ phận trong nước gặp khó khăn. Lạm phát thấp nhưng tăng trưởng cao dù thị trường chứng khoán lao dốc.
Mặc dù vậy, TS Trần Đình Thiên cho rằng, một trong những thành công lớn nhất trong điều hành chính sách của Việt Nam là chuyển hướng COVID-19, từ trạng thái bất ổn chuyển sang lấy lại lòng tin. Ông Thiên cho rằng, đây là bài học cần nhấn mạnh để có thể đưa ra các giải pháp mạnh.
>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn Dự báo thị trường bất động sản 2023
Hiện nay, theo ông Trần Đình Thiên, "mạch chung" của nền kinh tế vẫn rất tốt. Chính vì vậy ông Thiên cho rằng, thời gian tới, phải "bơm máu" cho nền kinh tế và phải có thái độ khác với lạm phát để giúp doanh nghiệp và giữ cho hệ thống ngân hàng ổn định.
Sang năm 2023, dự báo Việt Nam vẫn thuộc top triển vọng tích cực ở chỉ số tăng trưởng ổn định và có hạng cao hơn trong khu vực ASEAN. Đồng thời, doanh nghiệp nỗ lực cùng Chính phủ để xây dựng cấu trúc thị trường trái phiếu hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm
[TRỰC TUYẾN] Dự báo diễn biến thị trường bất động sản năm 2023
10:00, 23/12/2022
BẤT ĐỘNG SẢN 2023: Tháo gỡ điểm nghẽn trên thị trường
09:47, 23/12/2022
Bất động sản sẽ phục hồi và phát triển trong năm 2023
09:38, 23/12/2022
BẤT ĐỘNG SẢN 2023: "Phá băng" thị trường, cơ hội phát triển đúng chu kỳ
09:29, 23/12/2022