Bất động sản công nghiệp tạo sức bật cho Khu kinh tế Thái Bình

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 25/06/2022 09:45

Tiếp sóng các tỉnh công nghiệp phát triển như Bắc Ninh, Hải Phòng…Thái Bình đang tăng tốc phát triển Khu Kinh tế để thu hút nhiều dự án lớn tạo sức bật cho phát triển kinh tế.

>>>Nhu cầu bất động sản xanh tăng vọt

>>>“Giải cứu” khu đô thị dưới 20ha

Từ chuyển mình…

Năm 2021, nền kinh tế Thái Bình đạt mức tăng trưởng khá, cao hơn bình quân cả nước. Cụ thể, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh tăng 6,68% so với năm trước, đứng thứ 14/63 tỉnh thành và đột phá lên 7,44% trong quý I.2022 so với quý IV/2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Bình tăng trên 17%, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 28% so với cùng kỳ.

Nhờ quyết liệt thực hiện cải cách chính sách, thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng và môi trường đầu tư thuận lợi, Thái Bình hút dòng vốn đầu tư khổng lồ khiến kinh tế có bước nhảy vọt mạnh mẽ chưa từng có.

Cụ thể, năm 2021, toàn tỉnh thu hút được 89 dự án với tổng số vốn đầu tư 20.041 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 2020. Trong đó có 7 dự án FDI với tổng vốn gần 540 triệu USD (gấp 5 lần vốn FDI các năm từ 2015 đến 2020 gộp lại). Những con số ấn tượng này đã đưa Thái Bình lên vị trí thứ 15/63 tỉnh, thành về thu hút đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác khảo sát, kiểm tra tình hình xây dựng và hoạt động của KKT Thái Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác khảo sát, kiểm tra tình hình xây dựng và hoạt động của KKT Thái Bình

Nổi bật, Khu kinh tế (KKT) Thái Bình được định hướng phát triển thành khu kinh tế biển tổng hợp đa ngành của vùng duyên hải miền Bắc cùng với tuyến đường bộ ven biển qua 6 tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa được coi là “bàn đạp” cho sự tăng tốc của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn tỉnh.

Sự phát triển đồng bộ về hạ tầng - kinh tế đã nâng Thái Bình lên vị thế là cực phát triển trọng điểm tiếp theo của miền Bắc và dự báo tiếp diễn kịch bản tăng trưởng của thị trường bất động sản công nghiệp như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh… những năm qua.

Ông Phan Đình Dực, Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh cho biết: Để phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công tác quy hoạch được tỉnh đặc biệt chú trọng. Đến nay, tỉnh đã có gần 20 nhà đầu tư được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tài trợ sản phẩm quy hoạch, đã có 8 nhà đầu tư được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý thực hiện thí điểm xét chọn nghiên cứu lập quy hoạch phân khu và tài trợ sản phẩm quy hoạch, đồng thời làm căn cứ lựa chọn nhà đầu tư đối với các phân khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Các nhà đầu tư được lựa chọn đều có năng lực lập quy hoạch, kinh nghiệm quản lý vận hành khu công nghiệp, tiềm lực tài chính mạnh; đây là những mô hình điểm tạo sự đột phá cho Khu kinh tế, truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào Khu kinh tế trong thời gian tới.

Với mục tiêu Xây dựng Khu kinh tế Thái Bình trở thành đầu tàu phát triển kinh tế trong thời gian tới huyện bất động sản công nghiệp Thái Bình hứa hẹn trở thành vùng đất tiềm năng với những kỳ vọng, trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Bất động sản công nghiệp Thái Bình hứa hẹn trở thành vùng đất tiềm năng với những kỳ vọng, trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

…đến bứt phá

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình với quy mô 30.583 ha, bao gồm 31 xã, thị trấn khu vực ven biển của 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải; đồng thời, cho phép tỉnh được thực hiện quy hoạch và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình sớm trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tới.

Hiện đã có hơn nhiều nhà đầu tư hạ tầng đăng ký và được tỉnh chấp thuận cho nghiên cứu, đề xuất lập quy hoạch chi tiết 15 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ trong Khu kinh tế với tổng diện tích khoảng 5.000ha, bằng gần 18% diện tích Khu kinh tế. Và để thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Được biết, trong giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Thái Bình đăt ra mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, bảo đảm tương đối đồng bộ và đẩy mạnh thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường; định hình phát triển các đô thị biển hiện đại, văn minh, gắn kết với các khu chức năng sản xuất, kinh doanh.

Phấn đấu đến năm 2025, thu hút được khoảng 25 dự án lớn với tổng mức đầu tư khoảng 500.000 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho khoảng 30 - 40 nghìn lao động; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,5 - 2,0 lần mức bình quân chung của tỉnh.

Một góc đô thị Thái Bình

Một góc đô thị Thái Bình

Vừa qua, trong chuyến công tác tại Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Trung ương rất quan tâm tới việc phát triển KKT Thái Bình. Theo Thủ tướng, đến nay KKT Thái Bình mới chủ yếu triển khai trên đất liền, thời gian tới cần phát triển theo hướng khai thác không gian biển.

Định hướng này lấy cơ sở từ việc quy hoạch Khu Kinh tế Thái Bình trải rộng trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy với diện tích trên 30.000 ha và đường bờ biển dài hơn 50km. Đây là khu vực có hệ sinh thái biển đa dạng, sở hữu nền tảng lợi thế lớn để phát triển trở thành trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước.

Theo lãnh đạo Ban quản lý KKT Thái Bình: KCN Liên Hà Thái và KCN Tiền Hải là hai KCN sẽ tạo điểm nhấn cho KKT Thái Bình. Hiện mục tiêu của KCN Liên Hà Thái (Thái Thụy) sẽ thu hút các dự án thứ cấp, với tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tối thiểu đạt 4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động, dự kiến đóng góp hàng năm từ 1.500 – 2.000 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh.

Hiện dự án này đã thu hút được một số nhà đầu tư thứ cấp vào Liên Hà Thái như: Công ty TNHH Greenworks (Việt Nam) đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị làm vườn, gia dụng thông minh trên diện tích 10 ha; Công ty TNHH Ilshintech Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tổng diện tích 20 ha; Công ty TNHH J&B Drive Vina đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp thang máy xây dựng, hệ thống máy BMU, cầu thang di động, thang bộ di động, các loại trang thiết bị vận chuyển và các thiết bị có liên quan, tổng diện tích 30 ha.

Khu kinh tế Thái Bình có diện tích 30.583 ha

Khu kinh tế Thái Bình có diện tích 30.583 ha

KCN Tiền Hải hiện đã có nhiều công ty và tập đoàn lớn như: Dầu khí Sông Hồng, Viglacera, Vina Kangaroo, Toyoda Gosei… đã đầu tư vào khu công nghiệp Tiền Hải

Với mục tiêu Xây dựng Khu kinh tế Thái Bình trở thành đầu tàu phát triển kinh tế trong thời gian tới huyện bất động sản công nghiệp Thái Bình hứa hẹn trở thành vùng đất tiềm năng với những kỳ vọng, trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là địa bàn chiến lược, đầu tàu đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ trong những năm tới./.

Có thể bạn quan tâm

  • “Kích hoạt” phễu đầu tư tại thị trường Tiền Hải - Thái Bình

    “Kích hoạt” phễu đầu tư tại thị trường Tiền Hải - Thái Bình

    08:00, 21/06/2022

  • Thái Bình khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

    Thái Bình khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

    13:02, 17/06/2022

  • Thái Bình: Tìm giải pháp đưa sản xuất lúa gạo dẫn đầu cả nước

    Thái Bình: Tìm giải pháp đưa sản xuất lúa gạo dẫn đầu cả nước

    01:13, 22/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất động sản công nghiệp tạo sức bật cho Khu kinh tế Thái Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO