BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 11-16/5: Khởi động cuộc bình chọn "Dự án đáng sống 2020"

Lê Sáng 16/05/2020 16:17

Khởi động cuộc bình chọn "Dự án đáng sống 2020"; quy hoạch Thành phố Phía Đông thành Phố HCM; tác động của dịch COVID-19,... là những thông tin BĐS nổi bật trên Diễn đàn Doanh nghiệp trong tuần qua.

1/Khởi động cuộc bình chọn "Dự án đáng sống 2020"

Nhằm vinh danh các dự án có chất lượng, uy tín, đáng sống, được khách hàng, người tiêu dùng đánh giá cao, từ ngày 15/5 – 15/6, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện Chương trình Bình chọn “DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2020”.

Đây là lần thứ 3 chương trình bình chọn được tổ chức. Kết quả bình chọn sẽ được vinh danh vào đầu tháng 7/2020.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

2. Cần tư duy mới trong quy hoạch “Thành phố phía Đông”

“Thành phố phía Đông” muốn có một sự phát triển đặc biệt thì phải có những cách làm đặc hiệu và những chính sách đặc thù.

Gần 10 năm trước đây, TP. Hồ Chí Minh cũng đã từng đưa ra ý tưởng “thành phố trong thành phố” khi đề xuất đến việc tạo cơ chế cho bốn “thành phố” Đông - Tây - Nam - Bắc, mà mỗi “thành phố” có một chính quyền đô thị riêng, trực thuộc chính quyền đô thị TP. Hồ Chí Minh, được thiết kế theo hướng phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm để tạo một cơ chế phát triển chủ động và độc lập.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

3. Bộ Xây dựng nói gì về Đề án thành lập thành phố phía Đông TP.HCM?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chính thức ủng hộ đề xuất của TP.HCM về việc thành lập thành phố trực thuộc trên cơ sở sáp nhập 3 quận phía Đông gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Thủ tướng cho phép thành phố xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

4. Tăng tính đồng bộ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 67/NQ-CP phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương; sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả...

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

5. Xây dựng chính quyền đô thị Đà Nẵng

Thí điểm mô hình chính quyền đô thị là một trong 4 nhóm chính sách đặc thù mà TP. Đà Nẵng vừa đề xuất Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 28 ngày 13/5 vừa qua của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chính phủ đề xuất cho phép thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng theo hướng xây dựng mô hình tổ chức 1 cấp chính quyền địa phương (cấp thành phố) và 2 cấp chính quyền (cấp quận, phường).

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

6. TP.HCM: Nhà ở phân khúc hạng C không dễ "vỡ trận"

“TP.HCM thu hút một lượng lớn người dân là lao động trẻ có trình độ đến sống và làm việc. Đây là nhóm có nhu cầu nhà ở rất lớn, đặc biệt là phân khúc căn hộ hạng C”.

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Sử Ngọc Khương – Giám đốc Đầu tư Savills Vietnam về thị trường bất động sản TP.HCM quý 4/2018.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

7. Giả mạo thông tin cắt lỗ bất động sản thời COVID-19

Những thông tin rao bán cắt lỗ, bán tháo nhà đất đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nhưng hầu hết là tin giả mạo. Để săn được sản phẩm tốt nhà đầu tư cần thận trọng.

Ôm hy vọng kiếm được khoản lời bằng việc đi săn lại sản phẩm bán tháo, cắt lỗ từ những nhà đầu tư sẩy chân trong mùa dịch, ông Ngô Mai Thanh, một nhà đầu tư ngụ tại quận 10, TP.HCM chua xót cho biết, không chỉ không mua được hàng hời mà còn bị hố giá cao.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

8. Cẩn trọng mua bán nhà đất qua hợp đồng ủy quyền

Mua bán nhà đất qua hợp đồng ủy quyền khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên hình thức này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

DĐDN đã có cuộc trò chuyện cùng Ths. Luật sư Hoàng Văn Hướng – Trưởng VPLS Hoàng Hưng, Đoàn luật sư TP Hà Nội để làm rõ hơn về vấn đề này. 

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

9. Gỡ nút thắt để vốn chảy vào bất động sản sau dịch

Việt Nam đang có cơ hội tốt để biến lĩnh vực bất động sản thành động lực tăng trưởng nếu giải quyết được 5 nút thắt ngăn chặn sự tăng trưởng của thị trường sau cuộc khủng hoảng COVID-19 là nhận định của ông Ben Gray – Giám đốc thị trường vốn Cushman & Wakefield.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

10. Hà Tĩnh: Xót xa hàng chục căn biệt thự bỏ hoang trên "đất vàng"

Sau 10 năm được chấp thuận đầu tư, hàng chục căn biệt thự bỏ hoang tại Dự án khu dân cư đô thị Bắc Nguyễn Du (Hà Tĩnh) vẫn chưa hoàn thiện và lộ rõ nhiều sai phạm.

Dự án Khu đô thị Bắc TP Hà Tĩnh được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 2106/QĐ-UBND do Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

11. Hàng loạt dự án nhà ở ngang nhiên bán “chui” tại Bình Dương

Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương vừa lên tiếng cảnh báo trên địa bàn tỉnh đang có một số dự án chưa hoàn thiện pháp lý nhưng vẫn được các chủ đầu tư ngang nhiên mở bán.

Cụ thể, là dự án chung cư Minh Quốc Plaza tọa lạc tại mặt tiền đường Mỹ Phước - Tân Vạn, sát ngã 3 Đại Đăng thuộc phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một, do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Minh Quốc làm chủ đầu tư. Dự án có tổng cộng 414 căn hộ với thiết kế từ 2-3 phòng ngủ, diện tích dao động từ 62 m2-96 m2.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

12. [DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH TTHC]: Dự án bất động vì "câu chữ".

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa có Văn bản bổ sung góp ý kiến Dự thảo Luật Đầu tư, theo đó bổ sung một số định nghĩa nhằm gỡ tình trạng ách tắc thủ tục vì “câu chữ” thời gian quan.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết, từ năm 2015 đến nay đã có hàng trăm dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp) do nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, phải chuyển mục đích sử dụng đất đã bị ách tắc, không thể hoàn thành được các thủ tục đầu tư xây dựng, do một số quy định pháp luật thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, thậm chí có các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, xung đột.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

13. Trục lợi đất công

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực quản lý nhà, đất công vẫn còn những thiếu sót, hạn chế khiến cho những nhóm lợi ích lợi dụng kẽ hở để trục lợi.

Buông lỏng quản lý nhà, đất công không phải là câu chuyện chỉ mới xảy ra ngày một ngày hai, nguyên nhân chính của những tiêu cực này xuất phát từ sự câu kết của các doanh nghiệp sân sau, đơn vị đấu giá với những cán bộ có quyền quản lý, quyết định việc sử dụng đất.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

14. Cần "hệ sinh thái kinh tế ban đêm" cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Kịch bản hồi phục hậu đại dịch COVID-19 của nền kinh tế đang đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở thành động lực mạnh của nền kinh tế đêm.

Câu chuyện nghiên cứu, thúc đẩy kinh tế ban đêm, đặc biệt là kinh tế đêm gắn với các hoạt động du lịch vốn không quá xa lạ thời gian qua khi mà đã được nêu ra tại không ít diễn đàn và được cả Thủ tướng Chính phủ lưu ý các Bộ ngành nghiên cứu.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

15. Bất cập trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng: Những bài học nhãn tiền

Thành phố Đà Nẵng cần giải quyết triệt để vấn đề tiêu cực trong quy hoạch, minh bạch công tác quản lý đất đai mới tạo được uy tín, nâng cao lòng tin giữa chính quyền và nhân dân.

Song song những mặt tích cực, quá trình quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai của thành phố Đà Nẵng đang còn nhiều bất cập. Đã xuất hiện nhiều trường hợp cấp đất, giao đất cho thuê đất sai đối tượng; một số cán bộ lợi dụng chức vụ để trục lợi và tạo điều kiện cho một số đối tượng xấu mua đất công với giá rẻ hơn thị trường nhiều lần.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

16. Dòng tiền đổ về thị trường căn hộ bình dân vùng giáp ranh Sài Gòn

Do quỹ đất hạn hẹp nên ngày càng ít dự án căn hộ bình dân được triển khai tại Tp.HCM. Dòng sản phẩm này đang có xu hướng dịch chuyển về khu vực giáp ranh Sài Gòn.

Giá thành sử dụng đất, chi phí đầu vào ngày càng gia tăng, quỹ đất hạn chế khiến nhiều chủ đầu tư có quỹ đất tại Tp.HCM chỉ tập trung phát triển các dự án cao cấp hoặc trung cấp. Loại hình nhà ở giá bình dân dần dịch chuyển về các tỉnh lẻ lân cận để tiếp cận quỹ đất giá mềm và lượng cầu còn khá dồi dào.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

17. Thời điểm của "du lịch tại chỗ"

Được dự báo sẽ phục hồi chậm để đạt được "phong độ" như trước khi đại dịch xảy ra, thời điểm này các DN cần tận dụng và có các chiến lược thu hút nguồn khách du lịch nội địa nhằm vực dậy thị trường.

Việc cho phép mở lại một phần hoạt động kinh doanh của các nhà hàng và khách sạn trong những ngày gần đây được xem là sự khởi đầu thuận lợi cho quá trình hồi phục tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng được dự đoán sẽ là một trong những ngành cần nhiều thời gian nhất để có thể phục hồi hoàn toàn hậu đại dịch COVID - 19.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

 18. Nguồn cung bất động sản giảm mạnh sau dịch

Đại dịch COVID-19 toàn cầu gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các ngành nghề kinh tế và bất động sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Bất động sản là lĩnh vực chịu sức ép nặng nề nhất trong cơn lốc đại dịch toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia có thể đến cuối năm 2020 mới đi vào quỹ đạo, nhưng bất động sản có thể sẽ là ngành đầu tiên phục hồi mạnh mẽ nhanh chóng bởi các kế hoạch dài hạn của các chủ đầu tư.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 11-16/5: Khởi động cuộc bình chọn "Dự án đáng sống 2020"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO