Nhu cầu tiền mặt lớn trong dịp cận Tết Kỷ Hợi khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng, buộc NHNN phải ra tay điều tiết.
Lãi suất huy động vẫn tăng
Lãi suất huy động của các NHTM vẫn tiếp tục tăng, nhưng đang có sự phân hóa mạnh. Nhìn chung, lãi suất huy động tại các NHTM Nhà nước thấp hơn khá nhiều so với nhóm NHTMCP tư nhân, song đều cao hơn so với thời điểm cuối tháng 11/2018.
Lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng đã được nhiều nhà băng đẩy kịch trần 5,5%/năm. Điều đó có nghĩa, nếu không bị không chế bởi “trần” của NHNN, lãi suất huy động các kỳ hạn này còn có thể bị đẩy cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 17/01/2019
04:30, 18/01/2019
11:30, 14/01/2019
05:13, 12/01/2019
14:03, 18/04/2018
06:10, 30/01/2018
07:01, 20/01/2018
Thực tế cũng cho thấy, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng chủ yếu đang diễn ra ở các kỳ hạn trên 6 tháng do không bị NHNN khống chế “trần”. Theo đó, hiện lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đã được Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đẩy lên cao nhất là 8,1%/năm. Kỷ lục về lãi suất huy động các kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng cũng đang được nhà băng này duy trì ở mức 8,25%/năm.
Tuy nhiên tại kỳ hạn 18 tháng, vị trí dẫn đầu của SCB đang bị chia sẻ với Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietcapitalBank) khi mà cả hai ngân hàng này đều đang có lãi suất huy động lên tới 8,5%/năm. Còn kỷ lục về lãi suất huy động các kỳ hạn từ 24 trở lên vẫn do một mình VietCapitalBank độc chiếm với mức 8,6%/năm. Thậm chí những khách hàng gửi tiết kiệm online còn được VietCapitalBank cộng thêm lãi suất 0,1%/năm.
Không chỉ được hưởng lãi suất tăng, người gửi tiết kiệm thời gian này còn được các nhà băng săn đón bằng nhiều chương trình khuyến mãi như tặng tiền, tặng quà, thậm chí là cộng thêm lãi suất.
Trong khi đó, hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 được NHNN khống chế ở mức 14% - thấp nhất trong vòng ít nhất là 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên theo quan điểm của nhà điều hành, room tín dụng sẽ không “cào bằng” mà được phân bổ theo “sức khỏe” của các ngân hàng, đặc biệt là “ưu tiên” cho các nhà băng đã đáp ứng chuẩn Basel II. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2018, mới chỉ có 3 nhà băng đã đáp ứng được chuẩn này, có nghĩa các nhà băng còn lại khó có thể trông chờ có được hạn mức tín dụng cao.
Vậy các nhà băng chạy đua hút vốn để làm gì khi mà tín dụng bị khống chế?
Thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng?
Không chỉ lãi suất trên thị trường 1 tăng mà ngay cả trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất cũng bị đẩy lên cao vào cuối tuần trước. Ngày 18/1, lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng lần lượt phổ biến ở mức 4,5%; 4,7%; 5,2%, tăng từ 0,1 - 0,3 điểm phần trăm các kỳ hạn so với đầu tuần.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong tuần vừa qua, NHNN tiếp tục bơm ròng 4.962 tỷ đồng thông qua thị trường mở (OMO) sau khi đã bơm ròng 17.213 tỷ đồng vào thị trường. Tất cả những chỉ báo đó cho thấy dường như thanh khoản của các nhà băng đang có dấu hiệu căng thẳng hơn.
Quả vậy, theo các chuyên gia ngân hàng, thời gian này thường là “mùa cao điểm” đối với thanh khoản của các ngân hàng khi mà nhu cầu tín dụng tăng cao, trong khi doanh nghiệp lại có xu hướng rút tiền để chi trả lương, thưởng cho người lao động, người dân cũng rút tiền để chi tiêu trong dịp Tết.
Chưa hết, hiện các nhà băng đang phải chịu áp lực huy động vốn khá lớn để đáp ứng tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã được giảm về còn 40% kể từ đầu năm nay. “Trước đó, đa phần các ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn trung, dài hạn để đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên, nguồn vốn này là khá hiếm nên hiện các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh huy động tất cả các kỳ hạn, làm sao để tăng nhanh tổng nguồn vốn”, một chuyên gia cho biết.
Tại Bản tin trái phiếu tuần số 02 (từ 7- 11/1/2019), Công ty Chứng khoán bảo Việt (BVSC) cũng nhận định trong khoảng thời gian từ nay đến hết Tết Kỷ Hợi, thanh khoản hệ thống sẽ vẫn trong tình trạng chịu áp lực và tại một số thời điểm vẫn cần sự hỗ trợ nhất định từ nhà điều hành.
Dù thừa nhận lãi suất huy động đang tăng trong những tháng cuối năm, song theo một quan chức NHNN, điều này chỉ mang tính chất mùa vụ nhiều hơn là yếu tố thanh khoản.