Khi bắt đầu khởi nghiệp, ngoài việc lên ý tưởng kinh doanh tốt thì việc quản lý tài chính là vô cùng quan trọng.
Dòng tiền được ví như nguồn máu lưu thông giúp duy trì sự sóng còn cho các doanh nghiệp. Chính vì thế mà các startup cần có những kiến thức cần thiết trong việc quản lý tài chính để đưa doanh nghiệp của mình thoát khỏi những khó khăn.
Huy động nguồn vốn
Kêu gọi vốn chính là một trong những kĩ năng mà các startup cần biết khi bắt đầu khởi nghiệp. Vì hầu hết các nhà khởi nghiệp đều bắt đầu xuất hiện câu hỏi “Lấy tiền ở đâu?” khi bắt đầu có những ý tưởng đắt giá.
Trước khi tiến hành khởi nghiệp, những nguồn vốn bạn có thể có đó là từ các khoản tiết kiệm của mình, các tài sản có giá trị hay nhà. Bạn có thể tận dụng các nguồn lực tài chính này để có thể lấy được số vốn ban đầu cho doanh nghiệp của mình. Trong số đó hầu hết các nhà khởi nghiệp đều nghĩ ngay đến việc sử dụng các tài sản có giá trị và nhà để làm nguồn vốn cho mình. Bạn có thể dùng nhà để vay thế chấp. Khi đó bạn cũng sẽ có được một số vốn kha khá. Để có được những khoản vay tốt nhất với lãi suất thấp bạn cần tìm hiểu thêm từ nhiều ngân hàng khác nhau.
Thế nhưng bạn hãy lưu ý, tuyệt đối không sử dụng hết số tiền vay được từ các tài sản để làm nguồn vốn kinh doanh. Hãy để một phần tiền để phòng khi việc kinh doanh của bạn không như ý hay đổ vỡ. Bạn hãy nhớ rằng, thời gian đầu khi khởi nghiệp bạn hoàn toàn không có bất kì một khoản thu nhập nào. Do đó hãy để phòng hờ một số tiền lớn để dự trù.
Kiểm soát dòng tiền mỗi tháng: Bạn hãy lập ra cho mình một bản kế hoạch chi tiết về dòng tiền sử dụng cho cả năm, cả tháng hay cho cả tuần. Bảng kế hoạch này sẽ giúp bạn dự báo được mức thu và chi tiền của doanh nghiệp. Một bảng kế hoạch hoàn hảo sẽ giúp bạn có thể dự báo trước những biến động về lĩnh vực tài chính có thể sẽ xảy ra trong thời gian phía trước.
Cải thiện các khoản thu của doanh nghiệp: Bạn cần nhớ rằng, nếu các khoản cần thu không được giải quyết sẽ khiến doanh nghiệp bạn rơi vào rắc rối khi gặp các khoản phải chi. Chính vì thế hãy cải thiện tình hình này bằng cách mang đến khách hàng những ưu đãi hấp dẫn, yêu cầu khách hàng thanh toán ngay, theo dõi những sự chi trả chậm và đề ra các chính sách thu tiền khi giao hàng.
Quản lý khoản chi trong tháng: Những khoản cần chi phải được quản lý thật chặt chẽ. Nhiều lúc doanh số bán hàng của doanh nghiệp bạn khá cao thế nhưng các khoản chi phí khác đã ngốn hết các khoản lợi nhuận đó. Chính vì thế cần kiểm soát dòng tiền một các thận trọng. Đồng thời hãy mạnh dạn cắt bỏ các khoản phí không phù hợp.
Đối đầu với sự thâm hụt: Thâm hụt là tình trạng mà bất kì nhà khởi nghiệp nào cũng sẽ phải đối mặt. Khi tiền không đủ để bạn giải quyết các hóa đơn đã đến hạn. Thế nhưng bạn đừng quá lo lắng, điều này không đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn gặp thất bại. Thay vì chìm vào sự khủng hoảng đó, bạn hãy lập ra những phương án khả thi để giải quyết tình trạng này.
Có rất nhiều cách để bạn có thể giải quyết tình trạng này, hãy lập ra các bạn kế hoạch thật tường tận để nhìn rõ vấn đề và đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất. Bạn có thể nhờ đến các dịch vụ tín dụng của ngân hàng hoặc thế chấp tài sản.
Quản lý dòng vốn là một vấn đề khá phức tạp và quan trọng. Dù với công ty lớn hay công ty vừa khởi nghiệp nếu không quản lý phù hợp sẽ làm cho doanh nghiệp gặp phải những trục trặc lớn.