Bị phụ thuộc, giá phân bón “nhảy múa”

Diendandoanhnghiep.vn Giá phân bón tăng cao là do nguyên liệu đầu vào của sản xuất phân bón trên thế giới tăng, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay, giá phân bón tăng trung bình 50-73%, thậm chí có loại tăng 83%. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT đang loay hoay tìm cách bình ổn thị trường phân bón, tuy nhiên khó khăn nằm ở phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc Công ty CP sản xuất & thương mại tổng hợp Cường Phát lý giải, giá phân bón tăng cao là do nguyên liệu đầu vào của sản xuất phân bón trên thế giới tăng, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc khiến giá phân bón tăng “phi mã”.

- Ngoài lý do giá phân bón tăng “phi mã” vì phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, khâu phân phối có tác động tiêu cực đến giá phân bón, thưa ông?

Giá phân bón tăng thời gian qua là do nhịp tăng chung của thế giới. Do một thời gian dài giá phân bón giảm sâu, nguồn cung xu hướng giảm, không đáp ứng được nhu cầu. Cung nguyên liệu cũng thiếu hụt trầm trọng do ảnh hưởng từ đại dịch. Cụ thể như một số nguyên liệu vật tư như lưu huỳnh tăng trên 70% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019; amoniac tăng gấp 2 lần, kéo theo đó là những phân bón đơn, như ure, DAP, super lân… tăng giá theo. Thậm chí một số nguyên liệu như Ure, Dap dù giá cao cũng không nhập được.

Ngoài ra, công suất sản xuất trong nước cũng giảm mạnh khiến nhiều nhà máy phải dừng hoặc giảm công suất sản xuất. Hiện tại, doanh nghiệp chúng tôi đã phải giảm 40% công suất, cắt giảm tối đa chi phí để giảm giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo sản lượng cung cấp cho nông dân.

Thêm vào đó, giá dầu tăng và container rỗng bị thiếu kéo giá cước vận tải tăng lên 3-5 lần, chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp cũng vì vậy mà “đội lên”. Tất cả những điều này khiến từ đầu năm đến nay, giá phân bón tăng “vọt” trung bình từ 60-80% và dự báo tiếp tục tăng.

- Chúng ta có thể kìm chế tình trạng tăng giá phân bón bằng các giải pháp bình ổn giá không, thưa ông?

 Giá phân bón tăng thời gian qua do nguồn cung nguyên liệu trên thế giới giảm, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ảnh: BHD

Giá phân bón tăng thời gian qua do nguồn cung nguyên liệu trên thế giới giảm, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ảnh: BHD

Phân bón là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhưng việc bình ổn sẽ rất khó khăn khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là giá nguyên liệu tăng. Việc áp dụng các quy định hành chính vào thị trường khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi. Việc áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu cũng được cho là chưa thể tiến hành.

- Vậy doanh nghiệp có đề xuất giải pháp tháo gỡ là gì, thưa ông?

Trước mắt, để bình ổn thị trường phân bón cần tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển nguyên liệu vật tư và phân phối sản phẩm. Có giải pháp “kìm” giá container vận chuyển nguyên liệu sản xuất về trong nước đối với mặt hàng này.

Về lâu dài, cần giảm chi phí sản xuất, dù vẫn phải chấp nhận giá cao đối với một số nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Đặc biệt, bình ổn giá các mặt hàng nguyên liệu sẵn có trong nước như than cho sản xuất URE, amoniac cho sản xuất DAP...

Nhà nước cũng cần có chính sách sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón với mức thuế suất 5%, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Về lâu dài, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần sớm tháo gỡ điểm nghẽn nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá vào Trung Quốc. Thông qua việc, các doanh nghiệp tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trọng nước, tiết giảm chi phí để hạ giá thành thấp hơn nguyên liệu nhập khẩu.

Đặc biệt, có chính sách khuyến khích nông dân sử dụng kết hợp phân vi sinh hữu cơ, có cơ chế, chính sách hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền và sử dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ để tăng hiệu quả giảm chi phí. Các trung tâm khuyến nông cần hướng dẫn người dân cách sử dụng các loại phân hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có, qua đó hình thành thói quen sử dụng hạn chế phân bón đối với nông dân.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương:

Trước tiên, Tổng cục Quản lý thị trường cần chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng. Bộ Công Thương sẽ tiếp nhận các ý kiến đề xuất của các nhà sản xuất phân bón DAP và MAP về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng phân bón DAP và MAP để kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn nhất, trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật cũng như các cam kết của WTO.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT:

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào leo thang, Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân cần sử dụng tiết kiệm các loại phân bón, không vượt quá nhu cầu của cây trồng. Đồng thời, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm lượng phân bón, sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ tại chỗ giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bị phụ thuộc, giá phân bón “nhảy múa” tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714178847 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714178847 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10