Biển Nghệ An kêu cứu vì rác thải

Ngọc Thái 01/06/2019 02:11

Xử lý ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đây là chuyện triển khai thực chất mà không chỉ làm theo phong trào.

Bộ TN&MT đang chủ trì xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

br class=

Các tổ chức đoàn thể ở Nghệ An phát động phong trào thu gom rác thải dọc bờ biển thuộc thị xã Hoàng Mai

Xử lý rác kiểu phong trào

Nghệ An là tỉnh có đường bờ biển khá dài (hơn 82km) và vấn đề ô nhiễm nguồn nước gần bờ đã xảy ra cục bộ tại nhiều nơi. Trong khi đó, việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An đối với nguồn thải trong đó có rác thải nhựa từ các nhà máy, xí nghiệp và ngay cả khu dân cư ven biển luôn “nóng” tại các kỳ họp tiếp xúc cử tri.

Thực tế, để ngăn chặn, xử lý tình trạng xả rác thải nhựa một cách hiệu quả, triệt để tại Nghệ An vẫn chưa được quan tâm bài bản và nhân rộng các mô hình theo quy mô lớn. Có chăng cũng chỉ là những đợt phát động từ cấp chính quyền theo kiểu phong trào. Do đó, nhiều nguồn thải trực tiếp đổ ra biển vẫn chưa được tầm soát, ngăn chặn một cách đồng bộ.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì một môi trường biển không rác thải

    Vì một môi trường biển không rác thải

    21:06, 15/05/2019

  • Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về Quản lý Rác thải nhựa ở Đại dương

    Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về Quản lý Rác thải nhựa ở Đại dương

    06:00, 14/05/2019

  • Biến rác thải thành điện năng

    Biến rác thải thành điện năng

    04:00, 16/03/2019

  • Ra mắt Liên minh doanh nghiệp toàn cầu vì môi trường không rác thải nhựa

    Ra mắt Liên minh doanh nghiệp toàn cầu vì môi trường không rác thải nhựa

    14:29, 17/01/2019

Báo cáo số 815 ngày 19/11/2018 do ông Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho thấy, việc ô nhiễm môi trường nước biển gần bờ ở Nghệ An khá nghiêm trọng. Không chỉ về nhựa, một số khu vực cửa lạch, cửa sông bắt đầu xuất hiện ô nhiễm sắt…

Được biết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 25 cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy, hải sản với công suất đáng kể. Còn lại đa phần là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ của hộ kinh doanh cá thể. Các loại hình sản xuất chủ yếu là bột cá, đồ hộp, đông lạnh, nước mắm, ruốc... Trong đó, thực trạng ô nhiễm môi trường từ các cảng cá như Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai), cảng cá Diễn Ngọc (huyện Diễn Châu)… vẫn đang ở mức báo động.

Đâu là giải pháp mang tính bền vững?

Từ nhiều vụ việc xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường biển gần bờ, Nghệ An đã có nhiều chương trình, hành động để gìn giữ môi trường biển gần bờ theo hướng xanh – sạch – đẹp bằng việc tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có những mô hình sản xuất kinh doanh “đóng đô” ở khu vực giáp biển đều phải có phương án bảo vệ môi trường khi đi vào hoạt động.

Ngoài ra, tại các đô thị du lịch ven biển như thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò, hệ thống các nhà hàng, khách sạn đều được kiểm tra phương án bảo vệ môi trường, nghiêm cấm tình trạng xả rác thải nhựa ra khu vực bãi biển, nguồn nước chảy ra biển…

Mặt khác, nhiều chương trình hoạt động lồng ghép với công tác bảo vệ môi trường biển, hải đảo cũng được thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức tới mọi lứa tuổi về công tác này.

Mặc dù ông Hồ Sỹ Dũng – Chi Cục trưởng Chi Cục bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An cho biết, Chi Cục BVMT tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, kiến nghị xử lý nếu các cơ sở kinh doanh sản xuất có hành vi làm ô nhiễm môi trường biển.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, nhiều địa phương vẫn chưa xây dựng được các mô hình khoa học, mang tính bền vững trong việc cụ thể hóa hành động Quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương cũng như ô nhiễm môi trường nói trung. Đây còn phải là vấn đề phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, trong thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biển Nghệ An kêu cứu vì rác thải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO