Bình Phước đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Diendandoanhnghiep.vn Bình Phước đã và đang chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đưa Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Chia sẻ với DĐDN, bà Trần Tuyết Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: Để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, cùng với ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, Bình Phước đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 

- Thưa bà, Bình Phước đã xác định phát triển nguồn nhân lực là 01 trong 03 đột phá chiến lược giai đoạn 2021-2025. Bà có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Đúng vậy. Với các lợi thế sẵn có cùng với chính sách thu hút đầu tư, Bình Phước đang đón nhận làn sóng đầu tư rất lớn lan tỏa từ khu vực Đông Nam Bộ. Nghị quyết Đại hội đảng bộ khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định chiến lược phát triển là tăng tỷ trọng công nghiệp, quy hoạch mới và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư tăng tỷ lệ đô thị hóa. Để đáp ứng các mục tiêu này, việc chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý là công việc then chốt.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai và xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Trên cơ sở đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, cập nhật các chủ trương, định hướng mới của Trung ương, ngày 30/9/2021 Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh để thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm, 4 nhiệm vụ ưu tiên, 3 chương trình đột phá… để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình đột phá về phát triển nguồn nhân lực, Bình Phước đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, thưa bà?

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Bình Phước đã và đang tập trung nguồn lực, xây dựng thiết chế phục vụ người lao động. Trong đó, xây dựng các chính sách ưu đãi hợp lý, tăng cường cải cách hành chính, hỗ trợ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nhà ở xã hội và các thiết chế văn hóa - xã hội khác phục vụ cho người lao động. Để tăng cường năng lực, chất lượng đào tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh cũng tái cấu trúc, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, xúc tiến thu hút đầu tư, xã hội hóa cơ sở đào tạo ngoài công lập; đồng thời, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động tại doanh nghiệp… Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 64,5%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 23%.

 Đoàn công tác của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước về nghiên cứu tiền khả thi việc thành lập phân hiệu tại tỉnh Bình Phước.

Đoàn công tác của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước về nghiên cứu tiền khả thi việc thành lập phân hiệu tại tỉnh Bình Phước.

Nhằm gắn kết cung - cầu lao động, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch, phiên giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến, các hoạt động ngày hội nghề nghiệp... Bình Phước cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các tỉnh Đăk Nông, Đắk Lắk, Nghệ An, Trà Vinh, Kon Tum, Gia Lai trong lĩnh vực lao động - việc làm và giáo dục nghề nghiệp để kết nối thông tin thị trường lao động, cung ứng, tuyển dụng nguồn lao động ngoài tỉnh.

- Là một trong những tỉnh thuộc TOP đầu trong chuyển đổi số, Bình Phước phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ra sao, thưa bà?

Trong những năm qua, Bình Phước đạt được những kết quả rất tích cực về chuyển đổi số. Riêng năm 2022, xếp hạng chuyển đổi số của Bình Phước đứng thứ 12 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 12, kinh tế số xếp thứ 22, xã hội số xếp thứ 14.

Từ thực tế triển khai cho thấy, con người là yếu tố quyết định cho quá trình nguồn nhân lực và việc chuẩn bị nhân tố con người để sẵn sàng cho quá trình này cần được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, trong tiến trình chuyển đổi số mà tỉnh đang thực hiện, xây dựng nguồn “nhân lực số” và “công dân số” đáp ứng yêu cầu của việc quản trị, vận hành, khai thác hiệu quả các nền tảng số của tỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài. Đến nay, 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có chuyên trách hoặc giao phụ trách CNTT với trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ hơn 90%. Bình Phước hiện có 111 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với 1.080 thành viên, 845 tổ công nghệ số cộng đồng thôn, ấp gồm 5.426 thành viên.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số, tỉnh đã ban hành đề án “Phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Bình Phước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình nguồn nhân lực của tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Trân trọng cảm ơn bà.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bình Phước đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714312975 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714312975 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10