Bình Phước: Hướng tới trung tâm công nghiệp hiện đại

PHƯƠNG ANH 26/11/2021 13:20

Với những ưu thế và tiềm năng sẵn có, Bình Phước đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đưa tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại.

>>Bình Phước đề xuất quy hoạch 70.000 ha đất phục vụ phát triển công nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước.

Ông NGUYỄN QUỐC DŨNG - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước

Ông NGUYỄN QUỐC DŨNG
- Giám đốc Sở Công Thương
tỉnh Bình Phước

Đến nay, Bình Phước đã đưa vào hoạt động 13 KCN và 01 Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. 13 KCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng với diện tích 4.686 ha, trong đó, 5 KCN lắp đầy 100%, 3 KCN lấp đầy từ 77-97%, 3 KCN có tỷ lệ lấp đầy từ 8-47%... Bình Phước cũng đã quy hoạch 40 CCN với diện tích 1.600 ha.

Hiện nay, tỉnh đã thành lập 08 CCN. Dự kiến đến năm 2025 sẽ thành lập 27 CCN, toàn bộ 40 CCN sẽ hoàn thành việc thành lập trước 2030. Do còn nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư vào KCN và CCN, Bình Phước đã mở rộng diện tích một số KCN hiện hữu và tiếp tục định hướng tăng thêm diện tích quy hoạch các KCN...

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có vị thế chiến lược, thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất công nghiệp. Vì vậy, phát triển Bình Phước thành trung tâm công nghiệp hiện đại, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư là mục tiêu chiến lược của lãnh đạo tỉnh trong những năm gần đây. Để cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược này, Bình Phước đã đưa ra nhiều chính sách mang tính đột phá để đón làn sóng đầu tư mới.

Tiềm năng lớn

Bình Phước giáp ranh với các tỉnh, thành phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước như: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… và có tuyến biên giới dài 260,433km tiếp giáp Campuchia, Bình Phước có vị thế chiến lược trong kết nối vùng.

Với hệ thống giao thông đang ngày càng hoàn thiện như: Quốc lộ 13 từ TP. Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây nguyên qua Bình Phước về TP HCM; ĐT741; tuyến đường Bình Phước - Tân Vạn kết nối xuyên suốt các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải, Cái Mép và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với thời gian di chuyển ngắn.

Nhằm tạo sự thông thương tốt nhất cho nhà đầu tư, tỉnh chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc TP HCM - Bình Dương - Chơn Thành, cao tốc nối với các tỉnh Tây Nguyên; Đường HCM, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa; Đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu; Cầu Mã Đà kết nối đường 753 sang Sân bay Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải; dự án quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh, Long An.

Trong tương lai có thể xem xét tuyến đường sắt Xuyên Á từ Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư hướng về phía trung tâm của vùng và các nước Châu Á. Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt ở một số điểm kết nối giao thông nhằm tạo ra lợi thế thuận lợi cho việc xuất, nhập khẩu hàng hóa trong vùng và các nước trong khu vực.

Bứt phá về hạ tầng

Hạ tầng tốt, chính sách ưu đãi nên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của Bình Phước thời gian qua đã tăng nhanh, đặc biệt thu hút FDI vào trong các KCN đã tạo động lực rất lớn cho tỉnh. Các KCN đã thu hút được 310 dự án, trong đó 97 dự án trong nước và 213 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6.481,75 tỷ đồng và hơn 2,3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao, đóng góp nhanh vào sự chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp, thương mại – dịch vụ chiếm trọng số cao nhất.

>>Bình Phước: Đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế

Năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP là 11,93%, năm 2020 là 13,65%. 9 tháng năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID -19 gây ra, nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của tỉnh tăng 14,02%. Một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu tăng khá như: Sản xuất chế biến hạt điều nhân tăng 24,61%; Gỗ cưa xẻ các loại tăng 37,87%; Dịch vụ sản xuất tấm, phiến, ống và các mặt nghiêng bằng plastic tăng 17,78%...

Bình Phước cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 46-48% trong GRDP của tỉnh. Tỉnh cũng tập trung thu hút và phát triển nhiều nhóm ngành chế biến, chế tạo có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, gỗ… tiến tới giai đoạn đẩy mạnh năng lượng tái tạo, công nghiệp hỗ trợ và chế biến sâu nông sản, thực phẩm. Bắt đầu hình thành được chuỗi liên kết, chuỗi giá trị xuất khẩu quốc tế trong ngành chế biến gỗ, chế biến hạt điều xuất khẩu, chế biến sản phẩm từ heo, gà...

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, để ngành công nghiệp phát triển, phấn đấu đến năm 2025 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, thuộc nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, cùng với việc huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, tỉnh cũng tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển các KCN, CCN đã được quy hoạch theo đúng định hướng phát triển bền vững của tỉnh…

Theo đó, giai đoạn 2021 -2025, nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghiệp sẽ tập trung chủ yếu vào KCN, CCN tại 3 huyện Chơn Thành, Đồng Xoài, Đồng Phú. Đây là các địa phương có vị trí thuận lợi, có ưu thế trong kết nối hạ tầng và thu hút lao động. Trong giai đoạn 2025 -2030, các KCN – CCN có thể được đầu tư phát triển mạnh tại huyện Hớn Quản, Phú Riềng. Phát triển KCN cần gắn với đô thị, dịch vụ và hạ tầng xã hội. Tầm nhìn 2050, công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển tại các huyện Chơn Thành, Đồng Xoài, Đồng Phú, Hớn Quản, Phú Riềng và bắt đầu lan tỏa tới địa bàn các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng.

Có thể bạn quan tâm

  • Bình Phước lên kế hoạch bứt phá sau dịch

    Bình Phước lên kế hoạch bứt phá sau dịch

    13:52, 20/10/2021

  • Bình Phước họp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

    Bình Phước họp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

    12:36, 13/10/2021

  • Bình Phước quyết liệtp/thực hiện “mục tiêu kép”

    Bình Phước quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép”

    10:52, 01/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bình Phước: Hướng tới trung tâm công nghiệp hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO