Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Bắc Giang

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương sẽ làm hết sức trong chức năng nhiệm vụ của mình để giúp kết nối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Bắc Giang trong mọi hoàn cảnh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định tại Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công Thương và Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, ngày 25/5.

Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công Thương và Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.

Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công Thương và Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các thương nhân Trung Quốc không thể nhập cảnh vào vùng vải để thu mua, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương và các doanh nghiệp triển khai ngay các biện pháp bảo đảm nguồn cung lưu thông thông suốt các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh và cung ứng nguyên liệu đầu và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra.

Phương châm “4 tại chỗ”

“Cục Xúc tiến thương mại chủ trì phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi và các đơn vị liên quan tham mưu Lãnh đạo Bộ phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các sở, ban ngành và các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản sản xuất, kinh doanh thực hiện hình thức thu mua, tiêu thụ online và sẽ nhận hàng tại các cửa khẩu”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu.

Đồng thời đề nghị Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với các Vụ thị trường nước ngoài làm việc với các Bộ, ngành liên quan đề xuất phương hướng hỗ trợ duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, xử lý vướng mắc trong quá trình thông quan hàng hóa tại biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu thông hàng hóa, nhất là thị trường Trung Quốc.

“Các Vụ thị trường nước ngoài cũng phải khẩn trương huy động tối đa nguồn lực và sự vào cuộc của các Thương vụ nhằm hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của các địa phương trên cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng, đặc biệt quả vải thiều niên vụ 2021. Ngoài các thị trường truyền thống, các Vụ thị trường nước ngoài cần mở rộng thêm các thị trường khác như thị trường có các loại nông sản ôn đới“, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ địa phương quảng bá, xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều qua trên môi trường số, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử, các phiên giao thương trực tuyến với các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Tổng Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, tránh tình trạng găm hàng nâng giá và buôn lậu. Đặc biệt, phải có chỉ đạo bằng văn bản đề nghị các địa phương tăng cường nhân lực giúp các địa phương lưu thông hàng hóa. Cục Quản lý thị trường Bắc Giang cũng phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương và liên hệ thường xuyên, trực tiếp với Tổng cục Quản lý thị trường để có được những hoạt động kết nối tốt. Kịp thời phát hiện đề xuất với lãnh đạo Bộ để có những chủ trương, giải pháp đúng đắn và hiệu quả.

Về phía tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng đánh giá cao việc Bắc Giang đã rất chú trọng xét nghiệm thường xuyên đối với những người lao động trong các khu công nghiệp, nhất là những nơi đã có những ca dương tính.

Các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh khẩn trương xây dựng ngay các kịch bản và cũng đề xuất số lượng cụ thể, danh mục hàng hóa cụ thể, dịch vụ cần thiết, dự báo tình huống xấu hơn thì cần những dịch vụ hàng hóa gì là bao nhiêu. Từ đó, Bộ sẽ có căn cứ để cân đối và kết nối với các địa phương và các doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời“, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương.

Báo cáo tình hình địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, do Bắc Giang có địa bàn rộng, nhiều khu công nghiệp với số lượng công nhân lớn đang làm việc nên đến nay việc truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm... gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, song tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chủ động xây dựng kịch bản dự trữ, tiêu thụ hàng hóa ứng phó dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Phương án đảm bảo lưu thông, cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trong tình hình dịch COVID-19. Kế hoạch Hỗ trợ đời sống cho công nhân lao động đang ở trọ trên địa bàn tỉnh trong thời gian thực hiện cách ly phòng, chống COVID-19.

Qua đó đã điều tiết, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân, nhất là người dân, công nhân lao động trong khu vực phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội; trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

“Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng và dập dịch”. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện truy vết thần tốc, đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm“, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương nói.

Vẫn theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp theo phương châm “bốn tại chỗ”, chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, vật tư, thiết bị và nhân lực; linh hoạt triển khai mô hình giãn cách nhiều lớp vừa đảm bảo sản xuất sinh hoạt, vừa đảm bảo phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất, nhất là việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho các doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân trên địa bàn.

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản là ưu tiên số 1

Năm 2021, diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó vải chín sớm 6.050ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải dự kiến, vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch rộ 20/5-10/6/2021; vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ 10/6-20/7/2021.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Vải thiều Bắc Giang có chất lượng vượt trội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được trồng trọt, chăm sóc ở “vùng vải an toàn dịch bệnh”, không bị tác động COVID-19; thị trường trong và ngoài nước có thể yên tâm tin dùng“,Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương khẳng định.

Tại cuộc họp, Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang mong muốn Bộ Công Thương ủng hộ tỉnh Bắc Giang kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức với các tỉnh, thành phố về việc tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản Bắc Giang được lưu thông tiêu thụ khi đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh.

Đại diện Lãnh đạo tỉnh hy vọng, Bộ Công Thương làm đầu mối kết nối Bắc Giang với các chi nhánh ở nước ngoài hỗ trợ, tạo điều kiện tuyên truyền, quảng bá và thúc đẩy kết nối, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều Bắc Giang ở thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Singapore...

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao sự chủ động, năng động, tích cực của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Bắc Giang cũng đã chủ động lên kịch bản sát thực tế các tình huống có thể xảy ra.

Đối với việc vận chuyển hàng hóa của tỉnh Bắc Giang đến các tỉnh, thành khác trên toàn quốc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành quy trình về thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của các vùng có dịch.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.

Do đó, không chỉ riêng Bắc Giang mà bất cứ bất kỳ tỉnh, thành nào có dịch đều phải tuân thủ đúng quy định. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị Bắc Giang và các tỉnh có dịch thực hiện theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của Bộ Công Thương về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nông sản của vùng có dịch.

Về tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu truyền thống, cần tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Điều này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong năm nay mà còn trong thời gian tới.

“Theo quy định hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, Bắc Giang nên cử một đầu mối là Sở Công Thương hay một đơn vị trực thuộc cấp các giấy tờ chứng nhận theo quy định về phòng, chống dịch đối với nông sản, giúp cho sản phẩm từ Bắc Giang thuận lợi qua các tỉnh, thành phố và tiêu thụ trong thời gian sớm nhất, tránh bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý.

Còn theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, quan điểm của Bộ Công Thương trong việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương cũng như hỗ trợ bà con nông dân luôn là ưu tiên số một của Bộ.

“Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương, trên tất cả các kênh để bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm cho người nông dân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chú ý xây dựng quy trình xuất khẩu theo đường chính ngạch”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Bắc Giang tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713590833 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713590833 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10