Bộ Công Thương vào cuộc "giải cứu" 36 container điều bị mất kiểm soát

Diendandoanhnghiep.vn Hiện vẫn còn 36 container, giá trị khoảng 162 tỷ đồng đã và đang đến các cảng của Italy trong tháng 3 nhưng bị mất quyền kiểm soát.

>> Thủ tướng ra chỉ đạo khẩn cấp về nghi án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều

Liên quan đến vụ gần 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy có dấu hiệu bị lừa đảo, Bộ Công Thương cho biết đã chỉ đạo Tham tán Thương mại tại Italy trực tiếp đến các cảng Genova, Napoli làm việc với đơn vị quản lý cảng, hãng tàu, ngân hàng và chính quyền địa phương, đề nghị tạm thời chưa tiến hành giao hàng để có thời gian làm rõ vụ việc.

"Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận luật sư tại Italy để tư vấn, tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết giúp doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát các lô hàng", Bộ Công Thương cho biết.

Theo VINACAS, cả 5 doanh nghiệp bị hại đều xuất khẩu hàng sang Ý cho những khách hàng mới thông qua một công ty môi giới có tên Kim Hạnh Việt.

Theo VINACAS, cả 5 doanh nghiệp bị hại đều xuất khẩu hàng sang Ý cho những khách hàng mới thông qua một công ty môi giới có tên Kim Hạnh Việt.

Theo Bộ này, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đã liên hệ với công ty môi giới các hợp đồng mua bán hạt điều nói trên, đề nghị cung cấp thông tin và tích cực hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để xử lý.

Bộ Công Thương cũng đã có công hàm gửi Đại sứ quán Italy tại Việt Nam, cử cán bộ đến làm việc với Đại sứ quán, đề nghị phối hợp với các cơ quan của Việt Nam để giải quyết vụ việc.

Đồng thời Bộ đã có công thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy đề nghị quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy nhằm nhanh chóng giải quyết vụ việc.

Liên quan đến vụ việc này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong hoạt động thương mại quốc tế vẫn xảy ra những rủi ro, trong đó có hoạt động lừa đảo. Vụ việc các container điều xuất khẩu sang Italy hiện vẫn chưa có kết luận về bản chất, nhưng nếu đây đúng là một vụ lừa đảo thì tính nghiêm trọng thể hiện ở việc liên quan đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với khối lượng lên đến hàng chục container điều. Việc này cho thấy vụ lừa đảo đã được dàn dựng tinh vi trên quy mô lớn.

Ông Trần Thanh Hải cho biết, hiện nay trong thương mại quốc tế, các hình thức thanh toán gồm điện chuyển tiền (T/T); trả tiền nhận chứng từ (D/P); thư tín dụng (L/C); trong đó, L/C được đánh giá là phương thức thanh toán an toàn nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhân điều thường dùng phương thức thanh toán T/T, D/P và CAD (thanh toán chứng từ trả tiền ngay) khi ký hợp đồng.

Phương thức D/P hoặc CAD bớt rủi ro không được thanh toán cho người bán và cũng không mất nhiều thời gian, không yêu cầu người mua phải ký quỹ tại ngân hàng nên thường được cả người mua, người bán cùng chấp nhận, từ đó hình thành thông lệ quốc tế trong kinh doanh.

“Bản chất của D/P, CAD hay L/C đều là nhờ thu qua ngân hàng. Tất cả phương thức này đều phải trả tiền cho bộ chứng từ trước khi nhận hàng nên xét về mặt chứng từ thì tính an toàn tương đương nhau. Còn một khi đã có ý đồ lừa đảo để lấy mất chứng từ thì rủi ro đó nằm ngoài phương thức thanh toán, kể các L/C,” ông Trần Thanh Hải chia sẻ.

>>Vụ 100 container điều xuất khẩu sang Ý: Doanh nghiệp Việt "mất quyền kiểm soát"

>>Nguy cơ gần 100 container nhân điều xuất khẩu sang Ý bị mất trắng

Nhân vụ việc này, ông Trần Thanh Hải khuyến cáo các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cần kiểm tra, xác thực kỹ đối tác qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có kênh cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước.

Các doanh nghiệp nên trao đổi với đơn vị tư vấn để hiểu rõ, nắm vững nội dung các điều khoản của hợp đồng, các nghĩa vụ của mỗi bên, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, quy định về xử lý tranh chấp, bồi thường,... Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng lưu ý các các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro, trong đó có việc mua bảo hiểm đầy đủ và chủ động thuê tàu, kiểm soát các khâu trong chuỗi logistics.

Mới đây, Thủ tướng cũng đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu điều trước nguy cơ mất 36 container hàng xuất khẩu sang Italia.

Trong đó, các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng yêu cầu phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam và các cơ quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Các bộ báo cáo Thủ tướng những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.

>> Vụ 100 container điều xuất khẩu sang Ý: Đại diện Công ty Kim Hạnh Việt chính thức lên tiếng

Trước đó, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và Interpol Việt Nam phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý vụ việc với mục tiêu giữ lại các lô hàng điều đang nằm tại cảng và sẽ đến cảng ngay cả khi họ trình vận đơn gốc.

Theo Vinacas, tính đến ngày 9/3, các doanh nghiệp Việt Nam đã mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ gốc (tương đương 36 container) trong số 100 container xuất sang Italia, giá trị hàng hóa ước tính khoảng 162 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương vào cuộc "giải cứu" 36 container điều bị mất kiểm soát tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711723327 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711723327 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10