Bỏ hàng triệu USD thu hồi carbon, châu Âu loay hoay tìm kho chứa

TRƯỜNG ĐẶNG 28/12/2023 04:00

Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ có thêm các kho lưu trữ khí thải, nhưng các nhà máy ở phía Đông và Nam châu Âu lo lắng họ có thể bị bỏ lại phía sau trong vấn đề này.

Châu Âu đang tích cực chuyển đổi xanh qua việc thu hồi CO2, nhưng vấn đề nơi lưu trữ khí thải đang gây đau đầu

Châu Âu đang tích cực chuyển đổi xanh qua việc thu hồi CO2, nhưng vấn đề nơi lưu trữ khí thải đang gây đau đầu lãnh đạo châu lục này.

Ba năm về trước, công ty xi măng Salonit ở Slovenia đã đầu tư không nhỏ để áp dụng công nghệ thu hồi carbon nhằm đón đầu xu hướng xanh hóa đang trên đà bùng nổ. Đây là một trong những cách mà các nhà sản xuất thải nhiều carbon ở châu Âu cố gắng thay đổi nhằm thích ứng với một tương lai xanh hơn. Nhưng dù hiện nay công ty đã có carbon, nó lại vấp phải một vấn đề lớn – các kho lưu trữ khí thải.

>>Pháp - Đức: Hai thái cực đối lập của châu Âu trong 2023

Công ty Salonit nằm cách Vịnh Trieste của Italy khoảng 50 km, một cảng hướng ra Biển Adriatic phía Nam châu Âu. Trong khi đó, các kho lưu trữ duy nhất lại nằm ở biển Bắc cách đó hàng nghìn km đường bộ.

EU không phải là không có các kho lưu trữ CO2. Nhưng vấn đề là chỉ có các quốc gia Biển Bắc như Đan Mạch và Hà Lan thống trị ngành này. Khu vực này là nơi có một số mỏ dầu khí lớn nhất châu Âu, cung cấp cho nơi đây rất nhiều địa điểm để lấy và lưu trữ carbon.

Sự thống trị của các nước Bắc Âu thể hiện qua việc chỉ riêng Đan Mạch đã có thể phát triển kho chứa đủ công suất lưu trữ 50 triệu tấn CO2 vào năm 2030 như EU đề xuất trong Đạo luật Công nghiệp Net Zero (NZIA).

Trong năm qua, các nước này cũng đầu tư một loạt máy hút và hầm hút carbon để nâng cao năng lực. Hà Lan đang triển khai dự án Porthos dự kiến sẽ lưu trữ không dưới 2,5 triệu tấn khí đốt tại các mỏ khí đốt đã cạn kiệt. Các đối tác của nó đều là các công ty phát thải lớn như Air Liquide, Air Products, ExxonMobil và Shell.

Tuy nhiên, vấn đề là chi phí để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm ở xa các kho lưu trữ như Salonit tiêu tốn để vận chuyển carbon là cực kỳ tốn kém, khiến tham vọng trung hòa carbon ở các khu vực kém phát triển hơn bị nghi ngờ.

Ngay cả các kho chứa carbon khác gần đó cũng nằm trong phạm vi quản lý của các nước ngoài EU như Na Uy, Iceland và Vương quốc Anh. Điều đó có thể khiến EU ngày càng phụ thuộc vào các nước bên ngoài để lưu trữ carbon - một tương lai mà Brussels muốn tránh.

Sự thống trị của miền Bắc đang bắt đầu khiến các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo ngành trên khắp phần còn lại của châu Âu lo lắng. Họ lo ngại điều đó cuối cùng sẽ làm xói mòn khả năng cạnh tranh công nghiệp của họ trong một tương lai được đánh dấu bằng giá carbon tăng cao và sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài châu Âu.

Để giúp các ngành công nghiệp nội khối có thời gian để chuẩn bị tương lai không phát thải, EU đã đề ra một số hỗ trợ, bao gồm giấy phép miễn phí về ô nhiễm carbon cho các nhà sản xuất gây ô nhiễm cao như thép hay xi măng. Nhưng chính sách này sẽ dần được loại bỏ đến năm 2034.

Chiến lược của EU là thúc đẩy giá carbon tăng nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư vào các phương án phát thải thấp hơn, bao gồm cả thu giữ carbon. Nhưng nếu các kho lưu trữ ở xa, chi phí sẽ không thể rẻ.

>>Châu Âu "chật vật" đi tìm động lực tăng trưởng

Một đề xuất đang được thực hiện nhằm phân bố đồng đều hơn các địa điểm lưu trữ carbon trên khắp châu Âu. Mục tiêu là để đảm bảo rằng những công ty như Salonit không bị bỏ lại phía sau.

Eve Tamme, Chủ tịch Zero Emissions Platform, một tổ chức tư vấn cho EU về công nghệ thu giữ carbon, cho biết: “Để giảm chi phí cho việc khử cacbon cho các ngành công nghiệp khó giảm thiểu, châu Âu cần các dự án lưu trữ CO2 trên khắp lục địa. Điều này giúp hạn chế nhu cầu về các tuyến vận chuyển CO2 đường dài tốn kém.”

Hoạt động thu hồi carbon của Châu Âu hiện tại (Minh họa: Clean Air Task Force) EU

Hoạt động thu hồi carbon của Châu Âu hiện tại (Ảnh: Clean Air Task Force)

Vấn đề là không phải quốc gia nào cũng tin tưởng hoàn toàn vào kế hoạch này. Câu hỏi đặt ra: Việc thu giữ carbon có thực sự xứng đáng với những khoản đầu tư khổng lồ hay không?

Cho tới nay, rủi ro của ngành vẫn rất cao. Nếu kế hoạch tổng thể của EU thất bại, các quốc gia châu Âu có thu nhập thấp, không giáp biển theo đuổi các khoản đầu tư này sẽ không chỉ phung phí nguồn lực, mà còn có khả năng phá hủy các cơ sở sản xuất truyền thống của họ.

Clean Air Task Force, một tổ chức phi chính phủ, thừa nhận có khá nhiều rủi ro, trước mắt là đối với các ngành công nghiệp ở các khu vực Trung Nam châu Âu hay Đông Âu.

“Có nguy cơ phi công nghiệp hóa ở một số khu vực ở châu Âu và công nghiệp hóa ở những khu vực khác ở châu Âu”, Eadbhard Pernot, người phụ trách mảng thu hồi carbon của tổ chức cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Mục tiêu phát thải ròng của châu Âu có nguy cơ

    Mục tiêu phát thải ròng của châu Âu có nguy cơ "đổ bể"

    04:00, 17/12/2023

  • "Hé lộ" bức tranh kinh tế châu Âu năm 2024

    04:00, 16/12/2023

  • Các đồng minh châu Âu đang mất kiên nhẫn với Ukraine?

    Các đồng minh châu Âu đang mất kiên nhẫn với Ukraine?

    03:00, 15/12/2023

  • Trung Quốc đã

    Trung Quốc đã "đánh mất" châu Âu như thế nào?

    04:00, 25/11/2023

  • "Phiêu lưu" năng lượng, châu Âu trả giá đắt!

    04:30, 09/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bỏ hàng triệu USD thu hồi carbon, châu Âu loay hoay tìm kho chứa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO