Bộ trưởng Malaysia: Việt Nam tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường mới

LINH VÂN 23/03/2022 01:07

Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) Mohamed Azmin Ali cho biết Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và phát triển bất động sản.

>>> Quan hệ Việt Nam - Malaysia, hiện thực và triển vọng

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Bộ trưởng Mohamed Azmin Ali cho biết, thời gian vừa qua là khoảng thời gian thử thách đối với Malaysia khi dịch Covid-19 diễn ra và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể, đầu tư nước ngoài của Malaysia đã giảm khoảng 42% trong năm 2020. Tuy nhiên, vào năm 2021, người dân đã được tiêm vắc xin do vậy đầu tư nước ngoài đã tăng lên 77%.

Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) Mohamed Azmin Ali

Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) Mohamed Azmin Ali

Nhiều tiềm năng hợp tác

“Giống như nhiều Chính phủ khác, Malaysia đang nỗ lực thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Về vấn đề này, chúng tôi quyết tâm không chỉ đảm bảo không làm gián đoạn chuỗi cung ứng mà còn tiếp tục nỗ lực thu hút đầu tư” – ông Azmin Ali bày tỏ.

Sau cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp, ông Azmin Ali cho biết: "Thật tự hào khi thấy các công ty hàng đầu của Malaysia đang đầu tư và hoạt động đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân Việt Nam, đồng thời tận dụng các cơ hội cạnh tranh rộng lớn trên quy mô toàn cầu. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến các hoạt động kinh doanh và thương mại, nhưng với tỷ lệ cao dân số trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ, cả hai quốc gia đều chuẩn bị chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu khi mở cửa biên giới quốc tế". 

Bộ trưởng Azmin Ali cho rằng hoạt động thương mại sẽ tốt hơn nhiều khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng được giảm bớt. Ông cho rằng: "Cùng với việc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, tôi cũng đặc biệt khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường rộng mở vì điều này sẽ cung cấp nguồn cung ứng nguyên liệu trong khu vực với chi phí cạnh tranh, làm sâu sắc hơn nữa việc tích hợp chuỗi cung ứng trong khu vực".

Có thể bạn quan tâm

  • Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt ít nhất 18 tỷ USD vào năm 2025

    Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt ít nhất 18 tỷ USD vào năm 2025

    16:58, 21/03/2022

  • Việt Nam - Malaysia củng cố hòa bình ở Biển Đông

    00:01, 22/03/2022

Năm 2021, Việt Nam đã trở thành đối tác lớn nhất của Malaysia khi tổng số tiền đầu tư vào Việt Nam từ Malaysia tại Đông Nam Á là 16,7 tỷ đô. Trong buổi gặp gỡ trước đó với Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, hai bên thể hiện mong muốn sẽ tăng đầu tư lên 18 tỷ đô vào năm 2025. 

Bộ trưởng Azmin Ali mong muốn Việt Nam cũng sẽ đầu tư vào Malaysia, đặc biệt với những ngành như công nghệ thông tin, tự động hóa. Ngoài ra, thị trường thực phẩm Halal cũng là một thị trường tiềm năng khi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Năm 2018, ngành công nghiệp Halal toàn cầu có tổng trị giá khoảng 2.440 tỷ USD.

Riêng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Halal chiếm 56% giá trị, tương đương với 1.369 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 1.972 tỷ USD vào năm 2024 với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6,3%.

Bộ trưởng Mohamed khẳng định, các doanh nghiệp của Malaysia cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận với chứng nhận Halal hơn.

"Đáng lưu ý, Seagame 31 sắp tới được tổ chức tại Việt Nam sẽ tiếp đón nhiều khách du lịch có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm được chứng nhận Halal. Đây sẽ là cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia để xây dựng một hệ sinh thái Halal xứng với tiềm năng giữa hai nước" - Bộ trưởng Azmin Ali khẳng định.

Thúc đẩy phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Malaysia cũng chia sẻ trong chuyến thăm tới Việt Nam, FPT đã đồng ý phát triển trung tâm công nghệ thông tin tại KLOFFE (Malaysia) và hứa hẹn sẽ đào tạo hàng nghìn nhân sự tại Kuala Lumpur và Sabah. Đây cũng là một tín hiệu tích cực về sự hợp tác lớn mạnh hơn giữa hai nước và đặc biệt là để phát triển những cái nhân tài trong ngành công nghệ thông tin.

Liên quan tới việc hợp tác cung ứng xăng dầu vào chương trình nghị sự của Uỷ ban hỗn hợp trong bối cảnh thị trường dầu mỏ thế giới có nhiều bất ổn, Bộ trưởng Azmin Ali cho biết đã liên lạc với Tổng công ty Xăng dầu Petrogas của Malaysia. Đặc biệt, Công ty này cho biết có thể cung ứng ngay lập tức 300.000 thùng dầu cho Việt Nam, nếu Việt Nam có nhu cầu dầu lớn hơn, hai bên có thể tiếp tục đàm phán.

"Hiện tại, Malaysia dự kiến mở cửa quốc tế vào tháng 4. Để đảm bảo phòng dịch tốt, Malaysia và Việt Nam đã đồng ý sẽ tiến hành việc công nhận các chứng nhận tiêm chủng cũng như ứng dụng công nghệ để tiện cho việc di chuyển giữa hai nước. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Malaysia, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch" - Bộ trưởng Malaysia bày tỏ.

Ông Dennis Ng - Tổng Giám đốc Gamuda Land Vietnam

Ông Dennis Ng - Tổng Giám đốc Gamuda Land Vietnam

Đại diện doanh nghiệp Malaysia đầu tư tại Việt Nam, ông Dennis Ng - Tổng Giám đốc Gamuda Land Vietnam cho biếtViệt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng, không chỉ với Gamuda Land mà còn với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản khác từ nước ngoài. Trong đó, 3 yếu tố tiên tác động đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam là sự ổn định về chính trị, sự phát triển của nền kinh tế và những quy hoạch tổng thể trong cả vấn đề về hạ tầng cũng như các yếu tố liên quan đến khu đô thị và vùng phụ cận.

"Thời điểm đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn Gamuda đã nhìn thấy những điểm tương đồng về tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam và Malaysia thời kỳ mới phát triển. Đặc biệt, tốc độ đô thị hóa rất nhanh chóng tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng tạo nên nhu cầu về nhà ở to lớn, mở ra những cơ hội đầu tư lớn không chỉ nhà đầu tư phát triển bất động sản tại Việt Nam mà cả nhà phát triển bất động sản đến từ Malaysia" - ông Dennis Ng nhấn mạnh. 

CEO Gamuda Land Việt Nam cũng bày tỏ sự tin tưởng với sự kiện Thủ tướng Malaysia đến thăm Việt Nam cùng những ký kết thỏa thuận hợp tác giữ hai bên sẽ là những tín hiệu tốt giúp môi trường đầu tư của các doanh nghiệp Malaysia đến Việt Nam thuận lợi hơn.

Thống kê từ Bộ Công thương, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Malaysia đạt 12,5 tỷ USD năm 2021, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2020. 

Việt Nam xuất chủ yếu sang Malaysia điện thoại và linh kiện, dầu thô, gạo, cà phê, hải sản; nhập chủ yếu máy vi tính và sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, xăng dầu, hàng điện gia dụng và linh kiện, hoá chất. 

Riêng 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Malaysia đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. 

Về đầu tư, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ hai trong ASEAN tại Việt Nam sau Singapore, đứng thứ 10/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 668 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 13 tỷ USD. 

Malaysia đã đầu tư vào 32/63 tỉnh thành của Việt Nam; trong đó đứng đầu là Tp. Hồ Chí Minh, tiếp theo là Trà Vinh, Hà Nội và các địa phương khác. 

Có thể bạn quan tâm

  • Quan hệ Việt Nam - Malaysia, hiện thực và triển vọng

    Quan hệ Việt Nam - Malaysia, hiện thực và triển vọng

    09:06, 22/03/2022

  • Việt Nam - Malaysia củng cố hòa bình ở Biển Đông

    Việt Nam - Malaysia củng cố hòa bình ở Biển Đông

    00:01, 22/03/2022

  • Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt ít nhất 18 tỷ USD vào năm 2025

    Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt ít nhất 18 tỷ USD vào năm 2025

    16:58, 21/03/2022

  • Bộ trưởng Malaysia đến thăm dự án Gamuda City

    Bộ trưởng Malaysia đến thăm dự án Gamuda City

    02:30, 20/03/2022

  • Startup Dropee của Malaysia huy động 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A

    Startup Dropee của Malaysia huy động 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A

    04:38, 23/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ trưởng Malaysia: Việt Nam tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO