Quan điểm này được ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tạo Hội thảo Đặc khu-thể chế và kỳ vọng thành công, được tổ chức sáng nay (18/5).
Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 5, dự kiến diễn ra từ ngày 21/5-18/6 sắp tới.
Có thể bạn quan tâm
05:10, 06/05/2018
11:43, 01/05/2018
15:00, 26/04/2018
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khắc phục hạn chế của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại Việt Nam, Chính phủ đã nghiên cứu xây dựng mô hình đặc khu tại 3 địa phương Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Ông Dũng cho biết, các đặc khu được xây dựng với hai mục tiêu. Thứ nhất là hình thành 3 khu vực kinh tế tăng trưởng cao, tác động lan tỏa đến khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút các ngành công nghệ cao, cạnh tranh, trở thành nơi đáng sống, đáng làm việc,...
Mục tiêu thứ hai là tạo ra sân chơi mới với chính sách cạnh tranh, vượt trội, nghiên cứu các ngành công nghệ cao, y tế chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, thương mại, tài chính quốc tế gắn liền với cảng biển...
"Để thu hút đầu tư vào các đặc khu, Dự án Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt được xây dựng đảm bảo nguyên tắc không trái Hiến pháp, không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân. Bảo đảm thịnh vượng về kinh tế nhưng phải đồng hành với bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho biết, để xây dựng dự án luật này, Bộ đã nghiên cứu mô hình đặc khu của 13 quốc gia trên thế giới.
"Thế giới thay đổi liên tục, chẳng hạn như trong 10 năm, Hàn Quốc phải sửa luật về đặc khu 6 lần. Do đó việc xây dựng Luật đặc khu không nên quá cầu toàn, có thể làm mất cơ hội, làm chậm đi sự phát triển của đất nước. Trong quá trình thực thi, nếu cần sửa đổi, bổ sung, chúng ta thể điều chỉnh lại", Bộ trưởng Nguyễn Chính Dũng noi.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới cho rằng, để phát triển các đặc khu, Việt Nam không nên quá tập trung vào các ưu đãi thuế, mà phải tìm kiếm các tài nguyên mang tính chiến lược, định hướng phát triển các ngành công nghiệp chiến lược, cung cấp cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư hiệu quả, thuận lợi.
Được biết, mô hình đặc khu kinh tế đã có quá trình phát triển lâu dài trên thế giới. Số lượng các đặc khu kinh tế cũng đã tăng nhanh qua từng thời kỳ. Từ 9 khu tại 9 quốc gia vào những năm 1960, cho đến nay đã có khoảng 4.500 khu tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn đang tiếp tục xây dựng mới và hoàn thiện các mô hình đặc khu kinh tế với những cơ chế, chính sách hấp dẫn và thuận lợi hơn. Theo đánh giá của Tạp chí Nhà kinh tế năm 2016 (The Economist - 2016), sự phát triển của các đặc khu kinh tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra trên 66 triệu việc làm trực tiếp.