“Xét nghiệm máu dương tính thì không có ý nghĩa chẩn đoán nhiễm sán. Bệnh cũng không có gì nguy hiểm”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã khẳng định như vậy tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, diễn ra chiều 2/4 tại Hà Nội.
Trước đó, mặc dù Bộ Y tế đã ban hành công văn khẩn yêu cầu dừng xét nghiệm máu tìm sán lợn cho học sinh huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), nhưng trong những ngày gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương vẫn cố tình gửi kết quả xét nghiệm về tận nhà và hẹn tất cả phụ huynh đưa con đến khám lại.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, người dân không phải làm xét nghiệm, dù dương tính hay âm tính cũng không có ý nghĩa về mặt chẩn đoán bệnh.
“Nếu kết quả dương tính, chứng tỏ người được xét nghiệm đã có lần bị nhiễm sán, còn hiện tại có sán trong người không phải làm xét nghiệm phân mới nhìn thấy được trứng sán, các phân khúc của sán, từ đó mới chẩn đoán được bệnh. Và nếu như bị nhiễm sán, phác đồ điều trị cũng rất đơn giản, uống thuốc là khỏi”. – Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 22/03/2019
11:00, 21/03/2019
11:00, 21/03/2019
16:07, 20/03/2019
12:07, 20/03/2019
17:25, 19/03/2019
16:24, 19/03/2019
15:30, 19/03/2019
10:44, 19/03/2019
05:00, 19/03/2019
15:13, 18/03/2019
05:00, 18/03/2019
Theo giải thích của Vị Thứ trưởng này, cũng chẳng khác gì khi xét nghiệm nhiều loại bệnh khác mà xét nghiệm máu chỉ biết được đã từng bị nhiễm hay chưa mà thôi.
“Xét nghiệm kháng thể kháng lao thì thậm chí có trên 90% dương tính, có nghĩa là trong quá trình sống đã có lần nhiễm trực khuẩn lao. Còn nếu muốn biết có bị nhiễm lao hay không, phải xét nghiệm đờm, các tổ chức cơ quan bị nghi nhiễm lao. Ở các bệnh viện, các bác sĩ thậm chí xét nghiệm xong rồi còn yêu cầu thời gian sau nên xét nghiệm lại”. – Thứ trưởng nêu ví dụ.
Ông cho biết, “Thông thường, khi có yêu cầu xét nghiệm thì làm ngay, trả kết quả cho người khám, hẹn khám lại theo phản xạ. Nhưng trong trường hợp này lại thể hiện sự thiếu nhạy cảm bởi ngay từ đầu thấy người dân ào đi xét nghiệm thì phải biết có vấn đề gì, phải hỏi lãnh đạo Bộ xem trường hợp đó xử lý thế nào. Còn nếu cứ làm theo phản xạ thì rất đáng phê phán. Tuy nhiên, cũng không nói họ làm như vậy là hoàn toàn sai, bởi nếu người nào đó đi xét nghiệm không có bệnh tật gì mà khuyên họ đừng bao giờ đến bệnh viện nữa thì có khi lúc phát hiện u đã lớn rồi”.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng khuyên người dân, nên đi khám định kỳ 6 tháng. “Nhưng phải khẳng định rằng xét nghiệm máu dương tính thì không có ý nghĩa chẩn đoán nhiễm sán. Bệnh cũng không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ở trong vùng nhiễm sán, đã xét nghiệm phân và không bị nhiễm thì cũng nên đi xét nghiệm lại. Cán bộ y tế khuyên là không sai, chỉ có kém nhạy cảm thôi”. – Thứ trưởng nhấn mạnh.