Bức tranh kinh tế 11 tháng 2011: (Kỳ 1) Chế biến, chế tạo "dẫn dắt" tăng trưởng

LINH NGA 30/11/2021 04:00

Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020).

>>Động lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

gf

Dự báo về chỉ số sản xuất công nghiệp cuối năm 2021, Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng khoảng 6% so với năm 2020.

Làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã tấn công mạnh vào các khu công nghiệp – điểm xung yếu của ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, đe dọa lớn gây đứt gãy chuỗi sản xuất quy mô lớn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, với chủ trương của Chính phủ là tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế- xã hội.

Theo như thống kê của Tổng cục Thống kê, hầu hết các chỉ số sản xuất kinh doanh tháng 11 đều góp phần phản ánh hiệu quả thiết thực và phù hợp của việc triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ

Sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tiếp tục khởi sắc khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 2,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,2%.

Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,4%), đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,8%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Riêng ngành khai khoáng giảm 6%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành "hấp dẫn" khi liên tục dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết thêm, trong 11 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Dự báo về chỉ số sản xuất công nghiệp cuối năm 2021, Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng khoảng 6% so với năm 2020. Con số này mặc dù thấp hơn chỉ tiêu ngành Công Thương đặt ra ban đầu (IIP tăng 8-9%) nhưng cũng đã cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh, khôi phục sản xuất.

Về nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài, cho biết Cục Công nghiệp sẽ tập trung công tác bảo đảm an toàn phòng dịch phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; đề xuất hỗ trợ chính sách về tài chính, tín dụng, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, tập trung cho việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương phát triển công nghiệp.

Thời gian tới, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục khởi sắc nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu đang hồi phục. Do đó, việc khôi phục sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn, giữ được bạn hàng cho những năm tiếp theo.

Để làm được điều này, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, nối lại chuỗi sản xuất bên cạnh chú trọng kiểm soát dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thu hút FDI sẽ khởi sắc?

    Thu hút FDI sẽ khởi sắc?

    04:00, 29/11/2021

  • Dòng vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư

    Dòng vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư "khủng" vào Việt Nam

    04:00, 24/11/2021

  • Vốn FDI

    Vốn FDI "đổ" mạnh vào công nghiệp chế biến chế tạo

    04:00, 26/02/2021

  • Ngành chế biến chế tạo: Giảm tốc nhưng chưa có dấu hiệu đình trệ

    Ngành chế biến chế tạo: Giảm tốc nhưng chưa có dấu hiệu đình trệ

    12:10, 16/04/2020

  • Cần giải pháp quyết liệt hơn cho ngành chế biến chế tạo

    Cần giải pháp quyết liệt hơn cho ngành chế biến chế tạo

    12:03, 01/03/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bức tranh kinh tế 11 tháng 2011: (Kỳ 1) Chế biến, chế tạo "dẫn dắt" tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO