Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI, khoảng cách này đang tăng lên trong những năm gần đây mà chưa có sự cải thiện đáng kể nào.
>>Dòng vốn FDI đang hướng vào hàm lượng công nghệ cao
Trong hai tháng đầu năm 2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến đã xuất khẩu được trên 52,45 tỷ USD, chiếm tới 88,4% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước.
Tuy nhiên, nhìn vào hơn 59 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 2 tháng đầu năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tới 72,8%.
Trong khi, khu vực kinh tế trong nước mặc dù đã có sự tăng trưởng ấn tượng khi tăng gấp hơn 2 lần so với mức tăng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn chỉ ở mức 27,2%.
Bình luận về thực trạng này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng do các ngành sản xuất chủ yếu vẫn đang gia công chế biến để phục vụ xuất khẩu.
Việt Nam đang thiếu các doanh nghiệp sản xuất lớn trong các lĩnh vực công nghiệp cơ bản. Sự manh mún, nhỏ lẻ nhưng lại dàn trải nên rất khó có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TS. Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nêu thực tế về bộ phận chế hoà khí xe máy với khoảng 20 chi tiết linh kiện, nhưng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay đang gia công từng chi tiết một.
Theo kinh nghiệm từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… họ sẽ chế tạo các cụm chi tiết. Một bộ chế hoà khí đầy đủ phải cần có 20 doanh nghiệp chế tạo các chi tiết, khi đó chế hoà khí mới có “tiếng nói” trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Chúng ta hay nhấn mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng chưa trả lời được câu hỏi tham gia ở công đoạn nào? Mấu chốt phải là cụm chi tiết. Nếu không làm được cụm chi tiết thì Việt Nam sẽ không bao giờ tham gia vào được chuỗi giá trị toàn cầu”, TS. Phan Đăng Tuấn nhấn mạnh.
>>Hút vốn FDI vào Bắc Trung Bộ
>>Thấy gì từ 405 dự án FDI mới đầu tư vào Việt Nam?
TS. Phan Đăng Tuất khẳng định, công nghiệp chế tạo là trung tâm của quá trình công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ là hạt nhân của công nghiệp chế tạo.
"Muốn hiện thực hoá mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo Nghị quyết 29/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì phải coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn", TS. Phan Đăng Tuất nói.
PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đánh giá, mặc dù xuất nhập khẩu tốt nhưng tỉ lệ xuất khẩu lại có tới gần 75% là của khu vực FDI, như vậy xuất khẩu đang bị phụ thuộc nước ngoài.
Thực tế, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng trong các ngành giao thông như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, vận tải biển…
Trong lĩnh vực năng lượng điện gió, điện mặt trời, điện khí LNG… đã và đang triển khai phần lớn phải nhập khẩu các thiết bị mà chưa tự chủ sản xuất. “Vì chúng ta không có quy hoạch,chiến lược, lộ trình để làm chủ những thiết bị đó”, PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
20:17, 10/03/2024
04:00, 08/03/2024
02:00, 06/03/2024
04:10, 05/03/2024