Nhiều quốc gia, kể cả Mỹ đã và đang đẩy mạnh hoạt động du lịch vaccine để góp phần hỗ trợ ngành du lịch phục hồi.
Khẩu hiệu quảng bá tour du lịch đến Mỹ “Hãy tận hưởng Dallas, bao gồm cả vaccine COVID-19” đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp lữ hành, cũng như du khách trên thế giới.
Từ đầu tháng 5/2021, New York, Alaska đã bắt đầu giới thiệu chương trình “du lịch tiêm vaccine”. Đây là màn kết hợp thức thời giữa Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), các nhà cung cấp vaccine và các công ty lữ hành Mỹ. Tour du lịch này trị giá 2.400 USD/người, bao gồm 1 mũi vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson, thăm vài địa danh nổi tiếng và mua sắm.
Không chỉ Mỹ, mà nhiều quốc gia khác cũng đã triển khai du lịch vaccine. Sự xuất hiện của hình thức du lịch mới này cho thấy khả năng thích nghi thay đổi rất nhanh của doanh nghiệp lữ hành nước ngoài, đồng thời góp phần giải quyết “cơn khát” vaccine ở các nước khác.
Tuy nhiên, tour du lịch vaccine là dấu hiệu không mấy tích cực đối với công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu. Đó là tình trạng khan hiếm vaccine trên diện rộng, chỉ một bộ phận rất nhỏ có đủ điều kiện để sang Mỹ, phần còn lại rất khó tiếp cận nếu không nhờ vào trợ giúp của chính phủ.
Tại TP. HCM đã có doanh nghiệp chào tour có lịch trình 8 ngày 7 đêm với giá gần 45 triệu đồng/du khách, đã bao gồm vé máy bay một chiều từ đi New York, Los Angeles hoặc San Francisco; bảo hiểm du lịch quốc tế, gồm cả bảo hiểm COVID-19 từ Việt Nam sang Mỹ và cũng tiêm một mũi tiêm của Johnson & Johnson.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên cẩn trọng tối đa với việc nên hay không mở cửa hàng không, du lịch quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới.
Ngày 24/5, Sở Du lịch TP.HCM và các doanh nghiệp lữ hành đã đồng ý tạm ngưng quảng cáo loại hình du lịch này cho đến hết năm nay nhằm đảm bảo an toàn dịch tễ trong nước và phía doanh nghiệp chuẩn bị kỹ hơn hợp đồng với khách hàng về vấn đề bay chiều về, bảo hiểm rủi ro y tế khi tiêm vaccine...
Trên thực tế, khó khăn lớn nhất là tổ chức chuyến bay từ Mỹ về. Vì vậy, tính khả thi của tour du lịch này bị đặt dấu hỏi, bởi sau khi du khách trở về, dù đã được tiêm chủng nhưng vẫn phải cách ly 21 ngày theo quy định. Tính cả khứ hồi, du khách mất tròn 1 tháng, chi phí phát sinh không hề ít. Như vậy, ngành du lịch vẫn chưa thể tận dụng cơ hội xuất ngoại hiếm hoi này, mà phải cầm cự chờ đợi thị trường nội địa hồi sinh khi mùa hè đang tới.
Các chuyên gia cho rằng, để khai thác thị trường mới này, Việt Nam phải đảm bảo nguồn vaccine tiêm chủng, kể cả các loại sản xuất trong nước để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Vaccine COVID-19, quyết tâm của Thủ tướng và niềm tin của nhân dân
05:30, 26/05/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng yêu cầu quyết liệt, thần tốc hơn nữa để có đủ vaccine sớm nhất
01:15, 26/05/2021
Du lịch tiêm vaccine: Việt Nam có làm được không?
05:00, 25/05/2021
Thiếu vaccine COVID-19, thế giới sẽ không an toàn
18:25, 21/05/2021