Bước đi thời vụ hay chiến lược mở rộng của Bách Hóa Xanh?

NGUYỄN CHUẨN 02/09/2021 11:30

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế giới Di động (MWG) đã có nhiều sự chuẩn bị.

Bước đi “thời vụ” của Bách Hóa Xanh

Bất kể những “lùm xùm” về giá bán, trong tháng 7,Bách Hóa Xanh đã phục vụ gần 1 triệu lượt khách mỗi ngày, cao gấp 1,4 lần so với trung bình trước đại dịch. Chính điều này đã khiến các cửa hàng của chuỗi tạp hóa lớn này cần thêm nhân viên để phục vụ khách hàng và ngoài ra, có lẽ họ còn nhắm đến chiến lược mở rộng đằng sau.

Bách Hóa Xanh đang ăn nên làm ra khi phục vụ gần 1 triệu lượt khách mỗi ngày trong thời gian gần đây.

Bách Hóa Xanh đã phục vụ gần 1 triệu lượt khách mỗi ngày trong thời gian gần đây.

Mặc dù, họ đã dự kiến huy động khoảng 3.000 nhân viên từ các chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đến làm việc tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh để tận dụng nguồn nhân lực. Nhưng, kể cả như vậy, Bách Hóa Xanh cho rằng, họ vẫn cần tuyển dụng thêm 1.000 nhân viên giao hàng để giao các hàng hóa thiết yếu cho khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Có thể thấy, bước đi của Bách Hóa Xanh thời điểm này khá giống với chiến lược hơn một năm trước của “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon. Khi đó, nước Mỹ đang chìm sâu trong đại dịch, những biện pháp phong tỏa xã hội mạnh nhất được thực thi, dẫn đến tình trạng bùng nổ các đơn hàng trực tuyến, và kèm theo đó là sự thiếu hụt nhân lực để đóng gói, bán hàng, giao hàng đến từng người dân

Thời điểm đó, Amazon đã nghĩ ra chiêu thức mới để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động làm công việc đóng gói và bán hàng tại các cửa hàng tạp hóa. Theo đó, họ lấy nhân viên đang làm việc ở các kho, các mảng khác của mình và trả cho họ mức lương cao hơn để những nhân công này chuyển sang làm công việc tại các cửa hàng tạp hóa Whole Food.

Năm ngoái,

Năm ngoái, "gã khổng lồ" Amazon cũng đã thực hiện việc chia sẻ lao động trong bối cảnh đại dịch.

Động thái này, được Amazon gọi là “chia sẻ lao động”, nêu bật cách “liệu cơm gắp mắm” mà gã khổng lồ thương mại điện tử đang phân bổ lại số lực lượng lao động khổng lồ của mình để xử lý sự gia tăng đột biến trong công việc bán hàng tạp hóa trực tuyến.

Cũng chính từ chiến lược mang tính chất “thời vụ nhưng rất thức thời” của mình, Amazon đã có những buớc phát triển vượt bậc sau đó để chiếm ngôi vị nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ về doanh thu, vượt qua “ông lớn” lâu đời Walmart vào tháng 6 năm 2021.

Bách Hóa Xanh sẽ ra sao sau đại dịch?

Theo một số liệu từ Kanta Worldpanel cho thấy, thị phần của kênh minimarket (cửa hàng tiện lợi) đã tăng mạnh, vượt 14% trong tháng 7 năm 2021, tăng khoảng 20% so với tháng 6 và khoảng 70% so với thời điểm từ tháng 5 trở về trước. Điều này cho thấy sự phổ biến và chuyển dịch tiêu dùng sang kênh siêu thị nhỏ, tạo thói quen tiêu dùng cho người dân cho thời kỳ hậu giãn cách xã hội sắp tới.

Thị phần của kênh minimarket sẽ tăng mạnh kể cả sau đại dịch do thói quen tiêu dùng thay đổi.

Thị phần của kênh minimarket sẽ tăng mạnh kể cả sau đại dịch do thói quen tiêu dùng thay đổi.

Trong khi đó, công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect dự báo doanh thu trên mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý 3 của năm 2021 do các biện pháp phòng dịch chặt chẽ, khiến nhu cầu về thực phẩm dồn vào các hệ thống bán lẻ hiện đại. Mặc dù sau đó, doanh thu của họ có thể sẽ giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao do những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và hạn chế đối với các chợ truyền thống có thể vẫn còn.

Điều này đang được nhìn thấy từ những kết quả kinh doanh của Bách Hóa Xanh mới được công bố gần đây. Theo đó, doanh thu của chuỗi đã tăng cao đột biến do hưởng lợi từ giãn cách xã hội, các chợ truyền thống phải đóng cửa và khách hàng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị.

Xét ở nhiều góc độ, đại dịch thời điểm này cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Mặt khác, thế hệ Z, một thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay, cũng là một nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.

Chuỗi cửa hàng Điện Máy Xanh đang gặp khó khăn do nhu cầu giảm trong đại dịch.

Chuỗi cửa hàng Điện Máy Xanh đang gặp khó khăn do nhu cầu giảm trong đại dịch.

Trong bối cảnh Việt Nam sẽ còn tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng dịch như giãn cách, hạn chế tiếp xúc có thể sẽ khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, công nghệ và giao hàng tận nơi phát triển mạnh mẽ. Bước đi sớm của Bách Hóa Xanh nhằm ứng phó với việc lượng hàng hóa và lượng khách gia tăng đột biến so với trước đây, có thể sẽ là bước đi cần thiết.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng cho rằng, một khi doanh nghiệp như Bách Hóa Xanh chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, chuỗi này cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Việc huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược nhân lực và nơi làm việc chính là điểm mấu chốt.

Có thể bạn quan tâm

  • Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh (Kỳ 2): Hướng đi và Ứng xử

    Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh (Kỳ 2): Hướng đi và Ứng xử

    05:00, 22/07/2021

  • Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh (Kỳ 1): Một

    Mô hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh (Kỳ 1): Một "Start up đặc biệt"

    14:27, 21/07/2021

  • MWG có bị ảnh hưởng bởi làn sóng tẩy chay Bách Hóa Xanh?

    MWG có bị ảnh hưởng bởi làn sóng tẩy chay Bách Hóa Xanh?

    08:00, 20/07/2021

  • Bách Hóa Xanh và sự suy giảm lòng tin với người tiêu dùng

    Bách Hóa Xanh và sự suy giảm lòng tin với người tiêu dùng

    05:07, 20/07/2021

  • Xử phạt một cửa hàng Bách hoá xanh bán hàng cao hơn giá niêm yết

    Xử phạt một cửa hàng Bách hoá xanh bán hàng cao hơn giá niêm yết

    18:13, 18/07/2021

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bước đi thời vụ hay chiến lược mở rộng của Bách Hóa Xanh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO