NHTMCP Bản Việt (VietCapitalBank, UPCoM: BVB) đã chú trọng vào hoạt động kinh doanh lõi, sau khi vượt qua thách thức bị mất lợi thế từ các nhà quản trị. Do đó, BVB đang có cơ hội chờ “lột xác”.
BVB là một trong những ngân hàng top cuối đã nỗ lực lên sàn ngay sau khi dịch COVID-19 vừa hạ nhiệt trong nước. Ngay trong ngày đầu lên sàn, BVB đã tăng tới 31%, đạt 14.000 đồng/cp khi chốt phiên chào sàn.
Sức hút từ đâu?
Việc cổ phiếu BVB tăng mạnh mẽ, thậm chí có thời điểm tăng trần, không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, bởi BVB có nhiều lợi thế cho giá cổ phiếu. Trong đó, giá chào sàn 10.700đ/cp của BVB được cho là thị giá khiêm tốn so với giá các cổ phiếu ngân hàng cùng top và đặc biệt với nhóm tổ chức tín dụng đã niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX.
Ngoài ra, BVB được tư vấn lên sàn bởi Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), là một trong những công ty chứng khoán top đầu thị phần môi giới, có “số má” trong nghiệp vụ tư vấn bảo lãnh phát hành và vị thế ngân hàng đầu tư (IB) lớn. Riêng trong mảng ngân hàng, VCSC cũng chính là tổ chức đã tư vấn cho Techcombank và VPBank với các thương vụ IPO, chào sàn vô cùng đình đám…
158 tỷ đồng là tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của BVB, tăng hơn 37% so với năm 2018.
Tại thời điểm hiện nay, theo bản công bố thông tin của BVB, cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng hết cổ phần. Ngân hàng chỉ có một cổ đông lớn nắm trên 5% là CTCP Đầu tư Khu Đô thị mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 40.866,775 cổ phần, tương đương 12,88%. Trong cơ cấu HĐQT, ông Lê Anh Tài- Chủ tịch nắm 10.265,968 cổ phần, tương đương 3,2%. Bà Nguyễn Thanh Phượng, Thành viên HĐQT và không điều hành, nắm 14.700.000 cổ phần. Bà Phượng chính là Chủ tịch HĐQT VCSC, tuy nhiên hiện tại cũng không phải là cổ đông lớn trên 5% của VCSC. Ba thành viên HĐQT còn lại cũng nắm giữ BVB với tổng tỷ lệ kiểm soát của tất cả 4 thành viên là 14%. Tỷ lệ tự do chuyển nhượng của BVB khi lên UpCOM vì vậy khá rộng và là một điều kiện để dễ bề thu hút giao dịch, tăng thanh khoản.
Trong số các ngân hàng được xếp “chiếu dưới” top 4, BVB thuộc ngân hàng nhỏ nhất với vốn điều lệ 3.171 tỷ đồng. Ngân hàng đã có nhiều thay đổi đáng kể trong kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm trở lại đây với tổng tài sản tăng mạnh từ 29.579 tỷ đồng năm 2015 lên 51.905 tỷ đồng năm 2019; lợi nhuận trước thuế tăng theo cấp số nhân từ 1 tỷ đồng năm 2015, lên 5 tỷ đồng 2016 và 2019 là 158 tỷ đồng. Tuy nhiên ở 2018-2019, với lợi nhuận trước thuế lần lượt 115 và 158 tỷ đồng, BVB cũng đang vướng phải khoản kiện tụng xuất phát từ thất thoát của năm 2013. Giá trị của khoản thất thoát khá lớn và ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Hiện chưa có cập nhật đánh giá về khả năng thu hồi của khoản thất thoát này.
Dù vậy, một chuyên gia cho rằng điểm tích cực lớn nhất của BVB đã vượt qua những thách thức của việc giảm bớt các lợi thế hỗ trợ từ các nhà quản trị và nguyên các chủ sở hữu cổ đông lớn trước đây. BVB hiện đã bắt đầu được thị trường nhìn nhận như một ngân hàng có hoạt động kinh doanh lõi ổn định, có các chính sách hấp dẫn về huy động và phát triển cho vay cá nhân đặc biệt. Đầu tư công nghệ cũng là điểm đáng chú ý của BVB. Trên những cơ sở đó, BVB đã và đang theo đuổi chiến lược “nhỏ mà chắc”, và “từ nhỏ đến lớn” một cách khá thận trọng, phù hợp với mức độ quan sát, nhìn nhận ngân hàng từ phía thị trường.
Săn cổ phiếu ngân hàng chào sàn
Nếu như BVB tăng mạnh khi chào sàn, thì với các cổ phiếu đang chờ “ra mắt”, sức nóng dưới sàn hiện không hề kém cạnh. Trong 2 năm trước đây, cổ phiếu Nam A Bank được giới đầu tư săn mua để chờ đón thời điểm Nam A Bank lên sàn, khiến Nam A Bank đã được định giá 10.000-11.000đ/cp. Hay như gần đây, sàn OCT đang dậy sóng cổ phiếu OCB với mức giá giao dịch khối lượng lớn được đặt quanh ngưỡng 13.200đ/cp. Nhiều nhóm đầu tư chứng khoán chuyền tay nhau định giá OCB với giá mục tiêu nếu lên sàn cuối năm nay như kế hoạch, có thể thấp nhất từ 17.000đ/cp.
Trong khi đó, VIB trên sàn UpCOM, được nhiều nhà đầu tư khá ưa thích với kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Một điểm nữa khiến VIB dường như không có khẩu vị ưa thích tạo game (ít nhất đến hiện tại), do đó nhà đầu tư nắm cổ phiếu VIB có thể sẽ không thực sự hào hứng. Tuy nhiên đây là một trong những cổ phiếu ngân hàng mà giới chuyên môn đánh giá còn mục tiêu xa phía trước nếu thực sự có mặt tại HOSE.
Có thể bạn quan tâm
Cổ phiếu BVB liên tục tăng trần vì đâu?
05:00, 14/07/2020
Ngân hàng Bản Việt triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng trong dịch COVID-19
20:09, 18/03/2020
Bản Việt đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2019 tăng hơn 76% so với 2018
06:06, 01/05/2019
VNG cung cấp giải pháp xác thực khách hàng điện tử TrueID cho VietCapital Bank
14:01, 10/06/2020
VietCapital Bank triển khai nền tảng giao dịch đa kênh
09:51, 18/11/2016