Nhằm tránh tình trạng khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán cước truy nhập Internet ADSL/FTTH, ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trong ngành, chuyển dịch sang nhà mạng khác để đăng ký hòa mạng mới.
>>>Bộ TT&TT thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao của các nhà mạng
Việc các doanh nghiệp lớn cùng nhất trí thực hiện thỏa thuận không cung cấp dịch vụ đối với thuê bao nợ cước, sẽ tạo sân chơi lành mạnh trong cung cấp dịch vụ Internet, giúp thị trường cùng nhau phát triển bền vững mới đây vào ngày 29/8/2023. Cho thấy, cuộc chiến giành giật khách hàng giống như “giọt nước tràn ly” đã buộc các nhà mạng phải tính toán lại cho tương lai của mình. Lần đầu tiên, các nhà mạng đồng loạt áp lại mức phí lắp đặt ban đầu cho các thuê bao mới là 300.000 đồng. Việc áp lại mức phí hòa mạng ban đầu khiến khá nhiều khách hàng bất ngờ. Thế nhưng, khi các nhà mạng cùng áp chung mức giá thì điều này cũng đã được thị trường chấp nhận.
Cho nên, đại diện 10 doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp gồm Viettel, VNPT, MobiFone, FPT Telecom, CMC Telecom, SPT (Saigon Postel Corp), HTC-ITC, Indochina Telecom, Netnam và VTC Digicom đã bàn bạc, đi đến sự thống nhất cùng nhau ký kết thỏa thuận về việc từ chối cung cấp dịch vụ đối với khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán cước truy nhập Internet ADSL/FTTH.
>>>Thúc đẩy tương lai IoT tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
Theo đó, các doanh nghiệp cũng thống nhất sẽ chuyển dữ liệu khách hàng vi phạm tới Hệ thống lưu trữ và hỗ trợ truy vấn khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán sẽ bị lưu vết trên hệ thống của Cục Viễn thông và bị các nhà mạng từ chối cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ cùng xây dựng hệ thống kỹ thuật, các quy trình, thực hiện cập nhật thông tin khách hàng vi phạm và cùng chi trả các chi phí thuê hạ tầng, thiết lập, quản lý, khai thác hệ thống. Để minh bạch trong thời gian tới, thị trường phát triển lành mạnh, cần có sự hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhằm tránh tình trạng khách hàng rời mạng với lý do liên quan đến nợ cước và chuyển sang các nhà mạng khác là một thực trạng nhức nhối hiện nay.
Với mục tiêu tạo ra môi trường công bằng, minh bạch, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Chia sẻ tại lễ ký kết với các doanh nghiệp tham gia cam kết đồng lòng trong việc thực hiện thỏa thuận chung. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tăng cường truyền thông tới khách hàng để nâng cao ý thức trong việc sử dụng dịch vụ, rà soát các hợp đồng mẫu, bổ sung các điều khoản hợp đồng để bảo đảm người sử dụng thực hiện nghiêm túc. Cùng tiến hành rà soát lại các chương trình khuyến mãi để bảo đảm người dùng không lợi dụng để chuyển dịch giữa các nhà mạng”.
Theo kế hoạch, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đưa Internet cáp quang kết nối 80% hộ gia đình và 100% số xã vào năm 2025. Tuy nhiên, mục tiêu này chỉ có thể trở thành hiện thực khi thị trường cân bằng được lợi ích của cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và người dùng, với mức cước hợp lý và chất lượng đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm